Đau cột sống cổ và lưng là tình trạng phổ biến mà nhiều người gặp phải. Cơn đau làm ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Vậy nguyên nhân và cách điều trị như thế nào. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu trong bài viết dưới đây!
1. Nguyên nhân dẫn đến đau cột sống cổ và thắt lưng
Có rất nhiều nguyên nhân khiến người bệnh mắc phải tình trạng đau cột sống cổ và thắt lưng. Nhưng nhìn chung, nó được chia thành 2 nhóm nguyên nhân chính.
1.1. Nguyên nhân phổ biến
Hầu hết tình trạng đau cột sống cổ và thắt lưng thường do những nguyên nhân phổ biến như dưới đây:
- Viêm khớp.
- Thoái hóa cột sống.
- Đau đĩa đệm.
- Gãy xương do nén (thường ở thắt lưng hay ngực).
- Hẹp cột sống cổ và thắt lưng.
- Các bất thường về giải phẫu (xương bị thoái hóa, phồng đĩa đệm,…).
- Tư thế sai, cơ thể suy nhược.
- Tâm thần bất ổn.
1.2. Nguyên nhân hiếm gặp
Các nguyên nhân ít phổ biến khiến người bệnh bị đau gai cột sống cổ và thắt lưng là:
- Viêm màng não mủ cấp tính.
- Nhồi máu cơ tim, đau thắt ngực.
- Nhiễm trùng.
- Khối u nguyên phát hoặc di căn.
- Rối loạn tiêu hóa, rối loạn cơ hoặc rối loạn vùng chậu.
- Phình động mạch chủ ở bụng.
2. Triệu chứng đau cột sống
Đau cột sống gây ra các cơn đau nhức và khó chịu cho người mắc phải, làm giảm chất lượng cuộc sống của họ. Dưới đây là các triệu chứng phổ biến của căn bệnh này:
- Bị đau tại các vị trí như phần lưng trên, vùng dưới thắt lưng hay vùng cột sống ở giữa lưng và có thể lan ra các vùng khác.
- Cơn đau có thể kéo dài từ vài ngày đến vài tuần với nhiều cấp độ đau khác nhau.
- Tình trạng đau xuất hiện vào buổi sáng hoặc vào ban đêm, gây ra rối loạn giấc ngủ.
- Cơn đau nặng hơn khi ngồi lâu hoặc vận động mạnh.
- Đau không có dấu hiệu giảm dù đã nghỉ ngơi, sinh hoạt khoa học.
- Xuất hiện các triệu chứng khác như sốt, ớn lạnh,…
3. Những phương pháp điều trị chứng đau cột sống
Tùy vào nguyên nhân và tình trạng đau mà người bệnh có thể áp dụng có các phương pháp chữa trị đau cột sống khác nhau. Dưới đây mà một số phương pháp đem lại hiệu quả giảm đau tốt và an toàn:
- Dùng thuốc: Các loại thuốc giảm đau không chứa steroid (NSAIDS) có tác dụng làm giảm cơn đau nhanh chóng.
- Vật lý trị liệu: Đem lại hiệu quả giảm đau tốt vì nó tác động trực tiếp đến vị trí bị đau thông qua các liệu pháp như kích thích bằng nhiệt, điện.
- Botox: Bên cạnh công dụng làm đẹp thì tiêm botox còn làm cho các cơ bị đau tê liệt, làm giảm cơn đau hiệu quả.
- Tiêm cortisone: Đây là loại thuốc chống viêm thường được tiêm ở các vị trí như quanh rễ thần kinh hay quanh vùng tủy sống để gây tê vùng đau.
- Xoa bóp: Xoa bóp giúp cho các dây thần kinh được thư giãn, từ đó làm giảm các triệu chứng bệnh. Khi xoa bóp có thể kết hợp với tinh dầu. Dầu xoa bóp giảm đau Đại Lực Hoàng là một sản phẩm tiêu biểu. Nó có nguồn gốc từ thiên nhiên, không có tác dụng phụ và phù hợp cho mọi lứa tuổi.
- Trị liệu nhận thức – hành vi (CBT): Phương pháp này sẽ tác động đến suy nghĩ của người bệnh, làm kiểm soát cơn đau mãn tính một cách hiệu quả.
- Chườm: Nhiệt khi chườm sẽ giúp giảm viêm, tăng cường lưu thông máu, giúp đẩy nhanh quá trình tự chữa lành của cơ thể.
- Liệu pháp Shiatsu: Đây là liệu pháp ấn huyệt có nguồn gốc từ Nhật Bản, giúp lưu thông khí huyết và phục hồi khả năng hoạt động của hệ thần kinh.
- Tập yoga: Có một số bài tập yoga có hiệu quả tốt trong việc hỗ trợ làm giảm đau cột sống.
- Châm cứu: Khi châm cứu sẽ giải phóng các endorphin trong cơ thể và kích thích các cơ, dây thần kinh.
4. Cách phòng ngừa bệnh đau cột sống
Để tránh bị cơn đau cột sống làm ảnh hưởng xấu đến chất lượng sức khỏe và tâm trạng thì bạn có thể áp dụng một số cách phòng bệnh hiệu quả như sau:
- Thường xuyên luyện tập thể thao.
- Duy trì cân nặng hợp lý.
- Sinh hoạt đúng tư thế.
- Nâng, bê vật nặng đúng kỹ thuật.
- Không hút thuốc vì có thể gây đau lưng và thoái hóa đĩa đệm.
Bài viết trên đã cung cấp các thông tin về nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị và phòng ngừa đau cột sống. Hy vọng các thông tin trên có ích và cần thiết với bạn. Cảm ơn bạn đã dành thời gian đọc bài viết!