Tỳ Giải

  Thuốc bắc

Tỳ giải là một trong những vị thuốc Bắc được sử dụng nhiều ở các nhà thuốc hiện nay. Với công dụng lợi thủy thẩm thấp, Tỳ giải thường được sử dụng trong các bệnh phong thấp gây đau lưng, mỏi gối, mụn nhọt hay tiểu tiện không lợi,…

Hình ảnh cây Tỳ giải
Cây tỳ giải

1.Tên gọi: Xuyên tỳ giải, Tắt giã, Phấn tỳ giải, Tỳ giải, Bì giải, Củ Kim cang, Bạt kế.. 

2. Tên khoa học: Dioscorea lokoro Makino Họ: Dioscoreaceae

3. Mô tả:

Tỳ giải là một loại cây leo, sống lâu, có rễ phình thành củ to, mặt ngoài màu vàng nâu, trong có màu trắng vàng, chất cứng, vị đắng. Thân nhỏ, gầy. Lá mọc so le, hình trái tim, cuống lá dài, đầu nhọn, có 7 đến 9 hoặc 11 gân lớn. Lá kèm biến thành tua cuốn. Hoa đơn tính, khác gốc, màu xanh nhạt, mọc thành bông. Quả nhỏ, có dìa như cánh. Ra hoa vào mùa hạ và thu.

4. Phân bố và thu hái

Việt Nam: chưa phát hiện ở nước ta, tuy nhiên nước ta vẫn khai thác một số cây thuộc họ Hành và họ Củ Nâu dưới tên gọi Tỳ giải.

Trung Quốc: tập chung ở các tỉnh giáp nước ta như Quảng Đông, Quảng Tây, Vân Nam V. V… 

Cây có thể thu hái quanh năm, song chủ yếu vào màu đông.

Bộ phận dùng: Củ.

5. Bào chế và bảo quản

Ngâm nước vo gạo một đêm, rửa sạch bằng bàn chải, ủ mềm đều, bào hay thái mỏng, phơi khô (thường dùng).

Bảo quản nơi khô ráo, tránh mối mọt.

6. Thành phần hóa học

Năm 1936, các nhà hoá học Nhật Tsukano và Ueno đã tách được diosgenin từ củ tỳ giải. Đây là sapogenin steroid đầu tiên được biết có nối đôi ở 5-6. Ngoài ra trong tỳ giải còn có những sapogenin khác: yonogenin (25R, 5b -spirostan 2b , 3a -diol); tokorogenin (25R, 5b -spirostan 1b ,2b ,3a -triol); kogagenin (25R, 5b -spirostan 1b ,2b , 3a ,5b -tetraol); igagenin (25R,5b -spirostan 2b ,3a ,27-triol); isodiotigenin (25R, 5b -spirostan 2b ,3a ,4b -triol). Tỷ lệ sapogenin toàn phần 1-1,5%.

7. Tác dụng dược lý

Chưa thấy có nghiên cứu liên quan.

Hình ảnh dược liệu tỳ giải
Vị thuốc Tỳ giải

8. Tỳ giải trong y học cổ truyền

Khí vị: Đắng, tính bình

Quy kinh: Túc Quyết âm Can, Túc Dương minh Vị

Công năng: Thảm thấp lợi niệu kiện tỳ.

Chủ trị: Thấp nhiệt, Phong thấp, nhiệt độc, hạ tiêu bất lợi.

Kiêng kỵ: Âm hư hoả thịnh, Thận hư không nên dùng.

Liều lượng: 8-40g

9. Ứng dụng lâm sàng

9.1. Ung nhọt do thấp nhiệt

Tỳ giải thẩm thấp thang: Đơn bì, Hoàng bá, Hoạt thạch, Thông thảo, Trạch tả, Tỳ giải, Xích linh, Ý dĩ nhân. Sắc uống ngày 2 lần.

9.2. Bạch trọc, lưng cốt ê đau, viêm bàng quang, tiểu đục

  Tỳ giải phân thanh ẩm: Bạch truật, Đan sâm , Hoàng bá, Liên nhục, Phục linh, Thạch xương bồ, Tỳ giải, Xa tiền tử. Sắc uống ngày 2 lần

9.3. Tiểu tiện không tự chủ

Tỳ giải hoàn: Ba kích, Bạch Phục linh, Đỗ trọng, Hoàng kỳ, Ích trí, nhân Kim mao cẩu tích, Lộc nhung, Nhục thung dung, Thỏ ty tử, Tỳ giải

Tán bột. Trộn với rượu hồ làm hoàn, to bằng hạt Ngô đồng lớn. Mỗi lần uống 30 viên với rượu ấm.

9.4. Đau thần kinh tọa

Tỳ giải tán: Bạch linh, Cẩu tích , Đỗ trọng , Hà thủ ô, Thiên hùng, Trạch Tả, Tỳ giải.

Tán bột. Ngày uống 8g, với nước cơm. 

9.5. Trị tinh hoàn sưng to:

Giải Độc Tả Tỳ Thang: Cam thảo (sống); Chi tử (sống); Hoàng cầm; Mộc thông; Ngưu bàng tử; Phòng phong; Thạch cao; Thương truật; Đều 4g. Sắc uống.