Khiếm thực thuộc nhóm thuốc cố tinh sáp niệu, thường được sử dụng điều trị các chứng di tinh, xuất tinh sớm,…
Tên gọi Khiếm thực
Tên gọi: Kê đầu thực (Bản Kinh), Thủy Lưu Hoàng (Đông Ba Tạp Kỷ), Thủy kê đầu (Kinh Nghiệm Phương),Cư Tắc Liên, Đại Khiếm Thực, Khuê Khiếm Thực, Lăng Mao, Nam Khiếm Thực, Nhạn Trác, Nhạn Trác Thực, Noãn Lăng, Phù Đầu, Thủy Trung Đan,Khiếm Thật.
Tên khoa học: Semen euryales Ferox Họ: Hoa súng (Nymphaeaceae)
Mô tả Khiếm thực
Khiếm thực là loài cây thủy sinh lớn. Toàn cây có gai. Thân rễ dày và ngắn, có rễ xơ trắng và thân không rõ ràng. Lá nguyên sinh chìm trong nước, hình mũi tên hoặc hình bầu dục hình quả thận, dài 4-10 cm, không có gai ở hai bên. Lá có nếp nhăn, màu tím sẫm bên dưới, với lông, gân nổi và nếp gấp hướng lên. Cuống lá và cuống lá dày và có thể cao tới 25cm.
Hoa đơn độc, dài khoảng 5cm,màu tím, cánh hoa chủ yếu, hình thuôn dài, xếp thành nhiều vòng. Quả mọng hình cầu, đường kính 3-5cm, xốp, màu đỏ tím đậm. Các hạt có hình cầu, đường kính khoảng 10 mm và màu đen.
Thời kỳ ra hoa từ tháng 7 đến tháng 8, thời gian ra hoa từ tháng 8 đến tháng 9.
Phân bố và thu hoạch Khiếm thực
Phân bố:
- Ở Trung Quốc: Phân bố ở Hắc Long Giang, Cát Lâm, Liêu Ninh, Hà Bắc, Hà Nam, Sơn Đông, Giang Tô, An Huy, Chiết Giang, Phúc Kiến, Giang Tây, Đài Loan, Quảng Tây, Hồ Nam, Hồ Bắc, Tứ Xuyên, Quảng Đông, Vân Nam và Quý Châu.
- Ở Việt Nam: Cây Khiếm thực ở Việt nam ra bông không thấy ra quả và hạt, do vậy vị này còn được nhập từ Trung Quốc.
Thu hoạch: Vào cuối mùa thu và đầu mùa đông, quả chín được thu hoạch, vỏ được loại bỏ, hạt được lấy ra, rửa sạch, và sau đó vỏ cứng (vỏ ngoài) được loại bỏ và sấy khô.
Bào chế và Bảo quản Khiếm thực
Bào chế:Bỏ tạp chất, mốc mọt và thử thịt đen, rồi sao vàng tản nhỏ dùng.
Bảo quản: Rất dễ bị mọt ăn, nên phơi hoặc sấy cho thật khô, sao vàng, bỏ vào thùng đây thật kín.
Thành phần hóa học của Khiếm thực
Thành phần hóa học: Hạt Khiếm thực chứa tinh bột, protein và chất béo. Ngoài ra, nó vẫn chứa canxi, phốt pho, sắt và vitamin B1, B2, C, niacin và carotene.
Hiện tại, chưa có nghiên cứu về tác dụng dược lý của Khiếm thực.
Khiếm thực trong y học cổ truyền
Khí vị: vị ngọt sáp tính bình,không độc.
Quy kinh: Túc Thái âm Tỳ, Túc Thiếu âm Thận
Công năng: bổ tỳ trừ thấp, ích thận cố tinh.
Chủ trị: cửu tả cửu li, hoạt tinh, di tinh, di niệu, bạch đới nhiều.
Kiêng kỵ:
- Ăn nhiều Khiếm thực không bổ cho Tỳ Vị mà làm tiêu hóa khó (Bản Thảo Diễn Nghĩa).
- Táo bón,tiểu không thông: không dùng (Đông Dược Học Thiết Yếu).
Liều lượng: 12-20g
Ứng dụng lâm sàng của Khiếm thực
Trị hoạt tinh (di tinh, tiết tinh…) Kim Tỏa Cố Tinh Hoàn: Khiếm thực (chưng) 80g, Liên tu 80g, Liên tử 80g, Long cốt 40g, Mẫu lệ 40g, Sa uyển tật lê 80g, Liên tử tán bột để riêng, nấu làm hồ để trộn với thuốc bột của các vị kia, làm thành hoàn. Ngày uống 16 – 20g.
Trị mộng tinh, hoạt tinh Ngọc Tỏa Đơn: Kê đầu nhục (Khiếm thực)60g, Liên hoa nhụy 30g, Long cốt 60g, Ô mai nhục 60g. Tán bột. Lấy Sơn dược chưng chín, bỏ vỏ. Nghiền nát như cao, trộn thuốc bột làm viên to bằng hạt đậu nhỏ. Mỗi lần uống 30 viên với nước cơm, lúc đói.
Trị di tinh bạch trọc Thủy Lục Nhị Tiên Đơn: Khiếm thực, Kim anh tử. Trước hết lấy Khiếm thực giã nát, phơi khô, tán bột, trộn với cao Kim anh làm viên. Ngày uống 8-12g.
Chữa viêm phế quản mạn tính, người già hư suyễn: khiếm thực 50g, táo nhân 10g, cùi hồ đào 10g, gạo tẻ 100g. Khiếm thực đập giập, hồ đào nghiền cả vỏ. Các vị trên cho vào nấu cháo như bình thường, thêm đường phèn vừa đủ. Chia ăn ngày 2 lần.
Người già thận yếu, lưng đau ban đêm thường đi đái, tỳ hư ăn ít: dùng Khiếm thực rửa sạch, bỏ tạp chất và các hạt mốc, nhọt, thịt đen, phơi hoặc sấy cho thật khô, sao vàng tản bột thật nhỏ, đựng vào lọ đậy kín . Mỗi lần uống 8 – 12g, mỗi ngày uống 2 lần sáng sớm và tối lúc đi ngủ, uống với nước sắc, Phá cố chi và ích trí nhân, mỗi thứ 6 gam.
Khiếm thực nam
Ở Việt Nam, dùng củ của cây hoa súng làm Khiếm thực.
Một số tác dụng của Khiếm thực nam:
Chữa thận hư, khí nhược, tiểu tiện đục: khiếm thực 15g, phục linh 10g, gạo tẻ vừa đủ. Khiếm thực, phục linh giã nát, sắc trước với nước cho mềm, cho gạo vào nấu cháo. Ăn liền trong 5-7 ngày.
Chữa di mộng tinh, mất ngủ: khiếm thực 10g, hạt sen 40g, phục thần 20g. Các vị đun nhỏ lửa cho mềm, thêm đường, bỏ bã phục thần, ăn hạt sen, khiếm thực, uống nước.
Chữa thận hư, di tinh, đái dầm, tỳ hư, đại tiện lỏng: khiếm thực 20g, hạt kim anh 15g, gạo lứt 100g, đường phèn vừa đủ. Hạt kim anh bỏ nhân cùng khiếm thực sắc lấy nước bỏ bã, cho gạo lứt vào nấu cháo, cháo chín, thêm đường vừa đủ, ăn trong ngày.
Chữa khí hư, thận hư, di tinh, tiểu không tự chủ: khiếm thực 30g, ngân hạnh 10g, gạo nếp 30g. Nấu cháo ngày 1 lần. 7-10 ngày là 1 liệu trình.
Chữa chứng tiểu đêm, lưng đau, gối mỏi, tỳ hư, ăn uống kém: Khiếm thực sao vàng, tán bột mịn, ngày 2 lần, mỗi lần 8g, uống với nước sắc phá cố chỉ, ích trí nhân mỗi vị 6g.
Chữa thần kinh suy nhược, viêm ruột mạn tính: khiếm thực và kim anh tử hai vị bằng nhau, tán nhỏ, thêm mật hoàn viên. Ngày uống 2-3 lần, mỗi lần 4g.
Chữa các chứng tỳ hư bất vận, tiêu chảy lâu ngày không dứt, ăn uống kém, thiếu lực, cơ thể mệt mỏi: khiếm thực 30g, biển đậu 30g, liên nhục 30g, phục linh 30g, bạch truật 30g, sơn dược 30g, nhân sâm 8g, hạt ý dĩ 30g. Các vị trên tán bột mịn, ngày uống 2-3 lần pha với nước sôi, thêm đường cho dễ uống, mỗi lần 6g.