Chứng Vậng Quyết

  Hội chứng bệnh

Vậng quyết là một chứng trạng đột ngột xảy ra, rất nguy hiểm nếu không được xử lý kịp thời. Vậng quyết có thể xảy ra do tai nạn làm thoát huyết, trúng gió, cảm nắng,…

I. Tổng quan

Vậng quyết là chỉ chứng trạng có đặc trưng đột ngột ngã lăn hôn mê bất tỉnh nhân sự, tứ chi quyết lạnh, chốc lát lại tỉnh. Sau khi tỉnh không có những di chứng như mất tiếng, miệng mắt méo xệch hoặc bán thân bất toại.

Chứng “Bạc quyết” trong sách Nội kinh cho đến đời sau nói đến các chứng “Uất mạo”, “Khí quyết”, “Huyết quyết”, “ Đàm quyết ”, “ Thực quyết ”, “ Thử quyết ”, “ Tử, quyết ”, “ Hôn quyết ”, “ Hôn vậng ”, “ Hôn phọc ” đều thuộc phạm vi chứng Vậng quyết 

Hình ảnh chứng vậng quyết

Vậng quyết khác với chứng “ Thần hôn ” (tinh thần hôn mê ) vì loại Thần hôn là triệu chứng kéo dài do thần chú rối loạn khó hồi phục Chứng Vậng quyết với chứng “ Huyễn vậng ” cũng khác nhau vì Huyễn vậng là đầu choáng mắt hoa nhìn mọi vật quay cuồng không ổn định, thậm chí không đứng vững, nhưng không có triệu chứng tinh thần không tỉnh táo Chứng hôn mê ngã lăn của chứng Giản tuy chốc lát tỉnh lần nhưng khi phát bệnh thì tứ chi co giật, mắt miệng cũng co kéo, hàm răng cắn chặt, miệng mửa ra bọt trắng, cũng khác với chứng Vậng quyết cần phải phân biệt.

II. Các thể bệnh Vậng quyết

Vậng quyết do khí hư: Có chứng hôn mê choáng váng đột ngột, sắc mặt trắng nhợt, hơi thở nhỏ khẽ, ra mô hội, chân tay lạnh, chất lười nhạt, mạch Trầm Nhược 

Vậng quyết do huyết hư: Có chứng trạng và vậng quyết đột ngột, sắc mặt tái xanh, môi miệng không tươi hơi thở chậm chạp, mắt hãm không có tia sáng, mặt đỏ môi tía, lưỡi đỏ hoặc tía tối, mạch Trầm Huyền

Vậng quyết do âm hư Can vượng: Có chứng đầu choáng mắt hoa, nóng nảy dễ cáu giận, choáng váng ngã ăn không nói được, mặt đỏ, mắt đỏ, chân tay run rẩy, lưỡi đỏ ít rêu, mạch Huyền Tế Sác 

Vậng quyết do đờm trọc che lấp ở trên: Có chứng choáng váng ngã lăn đột ngột, bất tỉnh nhân sự, trong họng có tiếng đờm khò khè như kéo cưa, nôn mửa ra bọt dãi, tứ chị quyết lạnh, rêu lưỡi trắng nhớt, mạch Huyền Hoạt 

Vậng quyết do trúng phải thử tà: Có chứng ngã lăn hôn mê đột ngột, thở suyễn không nói được, mình nóng, chân tay quyết, vã mồ hôi lạnh không dứt, sắc mặt đỏ bừng hoặc tái xanh, hàm răng hơi cắn chặt hoặc há miệng, lười đó mà khô, mạch Hồng Sác hoặc Hư Sác mà Đại.

II. Phân biệt các thể Vậng huyết

1.Chứng Vậng quyết do khí hư với chứng Vậng quyết do huyết hư

Vậng quyết do khí hưVậng quyết do huyết hư
Cơ chếThường là nguyên khí suy hao dẫn đến dương khí thiếu thốn, tông khí hạ hãm, Tỳ khí không thăng dẫn đến đột nhiên ngã lăn hôn mêPhần nhiều do băng huyết hoặc mửa dữ dội, hoặc sau khi đẻ bị ngoại thương mất huyết quá nhiều đến nỗi khí theo huyết thoát, cơ năng không vận chuyển
Nguyên nhânDo phiền lao quá mức vì lao thì khí hao, hoặc gặp hãi sợ lo buồn vì buồn thì khí tiêu, sợ thì khí hãm xuốngThường xảy ra ở lúc đứng lên đột ngột hoặc ngồi xuống đột ngột, hoặc sau khi bị mất huyết
Chứng trạngKhí thuộc dương, dương khí hư yếu mất sự sưởi ấm nên chân tay quyết lạnh, không khả năng Vệ ngoại thì tự ra mồ hôi; tông khí hãm xuống thì thở khẽ, đoản hơi bất túc khi hút vào, hoặc là hơi thở sắp ngừng, sau khi tỉnh dậy thì tiếng nói thấp khẽ Khí là soái của huyết, huyết mạch ngưng sáp nên mặt môi tím tái, cho nên các chứng tứ chi quyết nghịch, ra mồ hôi lạnh và dính, đoản hơi thở khẽ mặt môi tím táiHuyết thuộc âm, âm huyết bất túc, huyết không dâng lên trên cho nên sắc mặt trắng nhợt, môi nhợt không tươi,
Mạchmạch Trầm Nhược hoặc Kết Đại, nặng hơn thì mạch Vi muốn tuyệtmạch nhỏ như sợi tơ hoặc Tế Sác vô lụy nặng hơn thì Phù Đại rỗng không
Pháp trịBổ khí hồi dươngÍch khí liễm âm bổ dưỡng khí huyết
Phương dượcHồi dương cấp cứu thangPhương Sinh mạch tán hoặc Nhân sâm dưỡng vinh thang gia giảm

2. Chứng Vậng quyết do huyết khí nghịch lên với chứng Vậng quyết do âm hư Can vượng

Can là tạng cứng cỏi chủ thăng và chủ động Vậng quyết do huyết khí nghịch lên thường do cáu giận hại Can, khí cơ bị nghịch loạn, huyết theo khí bốc lên đầu dồn lên trên quấy rối thần minh Tố vấn- Sinh khí thông thiên luận viết: “ Quá giận thì hình khí tuyệt mà huyết trào lên trên khiến người ta Bạc quyết” Vậng quyết do âm hư Can vượng là do lo toan thái quá ưu uất không quyết định ngấm ngầm hao Can âm Hoặc là Thận âm vốn khuy không nuôi dưỡng được Can, Can âm bất túc, âm không chế dương, Can dương quá găng phát sinh Vậng quyết Loại trên là do tình chí cực độ, khí nghịch huyết thắng thuộc thực chứng, loại sau là âm hư dương cang thuộc loại bản hư tiêu thực. 

Vậng quyết do huyết khí thượng nghịch, thể chất của người bệnh khỏe mạnh, phát bệnh gấp gáp, ngã lăn hôn mê đột ngột biểu hiện các chứng hàm răng cắn chặt, ngực đầy thở gấp, tứ chi quyết lạnh, mặt đỏ môi tía. Sau khi tỉnh dậy thường là cười khóc thất thường, vả lại có lúc thay đổi về tình chí tái phát luôn. Còn Vậng quyết do âm hư Can vượng thể trạng người bệnh vốn suy yếu thường xuyên đầu chương tại ù, hai mắt khô rít, mặt và má đỏ bừng, mồ hôi trộm, di tinh thường dụ phát khi bị kích thích về tình chí. 

Mạch và lưỡi của hai chứng này cũng khác nhau Vậng quyết do huyết khí nghịch lên lưỡi đỏ hoặc tía tối, mạch Trầm Huyền. Vậng quyết do âm hư Can vượng lưỡi sáng không có rêu, mạch Huyền Tế Sác.

Vậng quyết do huyết khí nghịch lên điều trị theo phép sơ Can giáng nghịch, hoạt huyết thông ứ dùng phương Thông ứ tiễn hợp với Tiêu dao tán, Vậng quyết âm hư Can vượng điều trị nên dục âm tiềm dương bổ ích Can Thận dùng phương Tri bá Địa hoàng hoàn

3. Chứng Vậng quyết do đờm trọc che lấp với chứng Vậng quyết do thử tà trúng vào

Cả hai đều là Thực chứng nhưng biểu hiện về nguyên nhân cơ chế bệnh không giống nhau Vậng quyết do đờm trọc che lấp ở trên là do đờm thấp vốn thịnh lại vì cáu giận khí nghịch đờm ứng tắc, thanh khiết bị che lấp Vậng quyết do thử tà trúng vào người là do thử tà xâm phạm vào trong, nhiệt uất khí nghịch vít tắc thanh khiếu quấy rối thần minh.

Chứng Vậng quyết do đờm trọc che lấp lên ở trên trước khi phát bệnh phần nhiều có dấu hiệu báo trước như: đầu choáng mắt hoa, chòng chành như ngồi xe ngồi thuyền, hễ cất nhắc thì choáng váng càng nặng, hoặc buồn nôn, nôn mửa đầu nặng như bị bọc, tiếp đó là ngã lăn hôn mê đột ngột, bất tỉnh nhân sự, trong họng có tiếng đờm, thở thô khóe miệng chảy dãi, sau đó thì tỉnh dần, Vậng quyết nói chung không nặng lắm nhưng dễ tái phát. Còn về Vậng quyết do thử tà trúng vào người phần nhiều sinh ra trong ngày nóng nực gay gắt hoặc làm việc ở nơi nhiệt độ cao đột nhiên vậng quyết, người bệnh hàm răng cắn chặt, mình nóng, mặt đỏ, nặng hơn thì nói sảng, mạch Hồng Sác. Nếu là nội bế ngoại thoát còn có thể xuất hiện sắc mắt trắng nhợt, mồ hôi lạnh ra không dứt, tứ chí quyết nghịch, tay xòe miệng há mạch Hư Sác Đại.

Làm việc trong môi trường nhiệt độ cao dẫn đến vậng quyết

Vậng quyết do đờm trọc che lấp ở trên điều trị nên hành khí quét đờm dùng phương Đạo đàm thang. Vậng quyết do thử tà trúng vào người điều trị nên tân lương khai khiếu dùng phương Tử tuyết đan; Nội bế ngoại thoát thì nên chữa chung cả thoát và bế dùng phương Sinh mạch tán hợp với Bạch hổ thang gia giảm .

III. Kết luận

Chứng Vậng quyết tuy có rất nhiều chứng hậu nhưng nói chung không ngoài hai chứng Hư và Thực. 

Về chứng Thực tất cả những trường hợp khí thịnh hữu dư khí nghịch xông lên huyết theo khí bốc lên hoặc khí nghịch kiêm đờm hoặc thử tà uất át đến nỗi thanh khiếu bế tắc phát sinh Vậng quyết. 

Về Hư chứng phần nhiều do khí huyết bất túc, thanh dương phát triển huyết không dâng lên tinh minh không được nuôi dưỡng gây nên. 

Thực chứng thì thể trạng khỏe mạnh, khí ứng tắc thở thô, cấm khẩu tay nắm chặt, mạch Trầm Thực hoặc Trầm Phục. Hư chứng thì thể trạng hư yếu, mắt trũng không có tia sáng, mặt nhợt, thở khẽ, vã cho hội chân tay lạnh, lưỡi nhợt, mạch Vi hoặc Tế Sác vô lực 

Chứng trị vậng bổ – Quyết chứng có viết: “Quyết mà cấm khấu, răng cắn chặt đó là Thực quyết; Quyết mà miệng há vã mồ hôi đó là Hư quyết. ”

Thực chứng Vân quyết điều trị theo phép khư tà tỉnh thần, khai khiếu Hư chứng Vậng quyết điều trị theo phép bổ dưỡng khí huyết để cứu vãn quyết nghịch.

IV. Trích dẫn y văn

Có người vốn không đau ốm gì, đột ngột như người chết, mình không rung động lìm lịm không biết gì, mắt nhắm không ngủ được, cấm khẩu không nói được hoặc chỉ phảng phất biết người, sợ nghe tiếng người nói chỉ như dạng bị choáng, chốc lát lại tỉnh đó là do ra mồ hôi quá nhiều, huyết ít khí dồn lên huyết, một mình dương đi lên mà không trở xuống, khí úng vì lạnh nên không lưu thông vì thế mà vẻ như chết. Khí đi qua huyết quay về thì âm dương lại thông cho nên thoáng chốc lại tỉnh gọi là Uất mạo, cũng gọi là Huyết quyết. Phụ nữ gặp nhiều trường hợp này nên điều trị bằng Bạch vi thang, Thương công tán (Y quán – Chủ khách hiện nghi )

Chứng Tử quyết tức như kinh nói thuộc loại nhiệt quyết bệnh nhẹ vẫn còn biết người, bệnh nặng thì quay cuồng ngã lăn đột ngột mê man bất ngờ hoặc phiền táo không nói được, hoặc đờm dãi như rót hoặc thở suyễn phát nhiệt hoặc khái thấu hoặc thổ huyết. Nhưng xét thấy đại tiện khô ráo, mạch Thực, ưa thức lạnh, đó là chứng lạnh, đó là chứng thấp nhiệt bị úng ở trên nên dùng loại như Trừu tân ẩm để giúp nhanh bỏ hỏa (Cảnh Nhạc toàn thư – Quyết nghịch )

Chứng Vưu quyết là người bệnh vốn có giun đũa ở Vị lại nhiễm lạnh thương Vị hoặc đói không được ăn, giun tìm ăn mà ngoi lên, hoặc là chứng ngoại cảm không nên phát hãn lại cứ phát hãn bừa đến nỗi Vị khí hư hàn giun ngoi lên vùng Cách, lưỡi khô họng ráo, ngậm nước mà không muốn nuốt, phiền táo hỗn loạn, chân tay quyết lạnh, bất tỉnh nhân sự, thậm chí mửa ra giun nên dùng Lý trung an vưu thang (Chứng trị vậng bổ – Quyết chứng ) 

Chứng Sắc quyết có hai loại: Một là bạo thoát, hai là động huyết. Chứng Bạo thoát của sắc quyết thì người bệnh vốn hư ngẫu nhiên do một việc kỳ ngộ mà gắng sức làm hết mình, hoặc do kéo dài tình dục mà bị kiệt tinh cho nên cuối cùng là khí theo tinh thoát đi đột ngột không quay trở về thuộc dạng cấp cứu… phải dùng ngay Độc sâm thang đổ cho uống hoặc cứu huyệt Khí hải vài mươi mồi để phục hồi dương khí may ra cứu vãn (Cảnh Nhạc toàn thư – Quyết nghịch ) 

Có người trong lúc đi tiểu tiện đột ngột choáng váng ngã lăn cũng là loại âm dương khí thoát (Thạch thất bí lục ) 

Phạm Long Sương- Chẩn đoán phân biệt chứng trạng trong Đông y