Chứng Thanh Dương Không Thăng

  Hội chứng bệnh

I.Khái niệm

Chứng Thanh dương không thăng là một loại trong chứng Tỳ khí bất túc, gọi khái quát cho những biểu hiện lâm sàng như khí thanh dương không thăng thì không nuôi dưỡng ấm áp được vùng đầu, cơ biểu và chân tay. Phần nhiều do ăn uống không điều độ, mệt nhọc thái quá làm Tỳ Vị bị tổn hại mà gây bệnh.

Lâm sàng có những chứng trang chủ yếu như hoa mắt chóng mặt, mắt nhìn không tỏ, tai ù tai điếc, sợ lạnh tay chân lạnh, ăn không thấy ngon, mệt mỏi rã rời, biếng ăn, đại tiện lỏng, chất lưỡi nhạt rêu lưỡi trắng, mạch Nhược hoặc Hư V. v.

Hình ảnh Thanh dương không thăng
Lạnh tay chân- Một biểu hiện của chứng Thanh dương không thăng

Chứng Thanh dương không thăng thường gặp trong các bệnh Huyền vậng, Tai ù, Tai điếc, Uỷ bích, Tiết tả, Thoát giang, Sa dạ con và Bằng lậu. Cần chẩn đoán phân biệt với chứng Tỳ khí hư.

II. Phân tích

Chứng Thanh dương không thăng có thể xuất hiện trong nhiều loại tật bệnh.

1.Trong bệnh Huyễn vậng xuất hiện chứng này, phần nhiều thấy cả đặc điểm “dương bị thấp gây khó khăn ” như các chứng trạng ù tai, đầu nặng như bị buộc, ngực khó chịu buồn nôn, mỏi mệt yếu sức, sợ lạnh tay chân lạnh, kém ăn đại tiện lỏng, hay ngủ, rêu lưỡi trắng nhớt, mạch Nhu Nhược hoặc Trầm Hoạt… Đây là do ăn uống nhiều thức béo ngọt, mệt nhọc thái quá tổn hại Tỳ Vị mất chức năng vận chuyển, thuỷ thấp tu lại ở trong, đàm trọc bị nghẽn làm cho thanh dương không thăng mà thành bệnh.

Điều trị nên kiện Tỳ thăng dương, táo thấp hoá đàm, cho uống Bán hạ Bạch truật Thiên ma thang ( Y học tâm ngộ ) hợp với Bổ trung ích khí thang ( Tỳ vị luận gia giảm

2.Trong bệnh Tai điếc (Nhĩ lung) xuất hiện chứng thanh dương không thăng biểu hiện lâm sàng có các chứng trạng trung khí bất túc như mắt nhìn không tỏ, sắc mặt kém tươi, kém ăn, tiếng nói thấp nhỏ đoản hơi, mỏi mệt đại tiện lỏng, lưỡi bệu rêu dây, mạch Nhu Tế v.v. Đây là do ăn uống không điều độ, mệt nhọc quá sức, tổn thương Tỳ Vị, trung khí bất túc, thanh dương không thắng gây nên

Điều trị nên kiện Tỳ Ích khí, thăng dương ích Vị dùng bài Ích khí thông minh thang ( Đông Viên thí hiện phương )

Hình ảnh chứng nhĩ lung
Tai điếc- Chứng Nhĩ lung

3. Trong bệnh Uỷ bích xuất hiện chứng thanh dương không thắng, biểu hiện lâm sàng có các chứng trạng về khí hư uỷ như thân thể mềm nhũn vô lực, da thịt teo gây ngày càng nặng thêm, kém ăn đại tiện lỏng, mặt phù kém tươi, tinh thần mỏi mệt yếu sức, rêu lưỡi trắng mỏng, mạch Trầm Tế ; Đây là do no đói mệt nhọc thất thường làm tổn thương Tỳ Vị, Tỳ khí không thắng Phế khí không đều khắp, da thịt gân mạch không được nuôi dưỡng gây nên. Sách Chứng trị vậng bổ nói: “Chứng khí hư uỷ là do đói khát nhọc mệt, Vị khí một khi hư thì Phế khí tuyệt trước, trăm khớp không được nuôi dưỡng… Những người sau khi mắc bệnh mà chân tay yếu liệt đều thuốc Khí hư, nên mới nói là Tỳ bị bệnh ngay, không còn khả năng vận hành tân dịch của Vị, tay chân không được hấp thụ cốc khí cho nên không vận động được ” Điều trị nên bổ trung ích khí, cho uống Bổ trung ích khí thang ( Tỳ vị luận )

4. Trong bệnh Tiết tả, đặc điểm biểu hiện là Tỳ khí hạ hãm, có các chứng trạng ỉa lỏng kéo dài không dứt, thậm chí thoát giang, sắc mặt úa vàng, chân tay rã rời yếu sức, bụng đầy khó chịu, lưỡi nhạt rêu lưỡi trắng, mạch Tể Nhược. Đây là do Tỳ vị hư yếu, mất khả năng vận hoá, thuỷ cốc không hoá được cho nên trong dục không phân chia, “cái khí tinh hoa thăng lên, trái lại giáng xuống mà thành tiết tả” điều trị nên kiện Tỳ ích khí chỉ tả, dùng bài Sâm linh bạch truật tán ( Thái bình huệ dân hoà tê cục phương )

5. Trong bệnh Thoát giang xuất hiện chứng thanh dương không thẳng, có đặc điểm chứng trạng trung khí hạ hãm như thoát giang lâu ngày không khỏi, đoản hơi yếu sức, ra mồ hôi, chân tay sợ lạnh lười nói, ăn không thấy ngon ; Đây là do ăn uống nhọc mệt tổn thương Tỳ hoặc ốm lâu làm hại Tỳ, tiết tả kéo dài không dứt đến nỗi trung khí hạ hãm mất khả năng nâng lên ; điều trị nên bổ trung ích khí, thăng dương nâng hạ hãm, cho uống Bổ trung ích khí thang ( Tỳ vị luận ).

Tóm lại, chứng thanh dương không thắng, tuy thuộc phạm trù Tỳ Vị khí hư, cơ chế bệnh của các chứng giống nhau, nhưng ở những tật bệnh khác nhau thì biểu hiện không hoàn toàn giong nhau, lâm sàng cần phân biệt.

Chứng Thanh dương không thăng phần nhiều phát sinh ở người thể chất vốn gầy yếu, bởi vì ốm lâu thể lực yếu, trung khí suy kém, thường có chứng trạng tinh thần uỷ mị, ắc mặt không tươi, đoản hơi tiếng nhỏ, mệt mỏi yếu sức, chân tay lạnh người ôn lạnh. Phụ nữ xuất hiện chứng thanh dương không thắng, biểu diện trung khí hạ hãm đến nỗi sa dạ con và khí không nhiếp huyết gây nên Băng lậu, hoặc thanh dương không thắng mà thấp khí don xuống, gây nên chứng Đái hạ liên miên nước trong loãng.

Thăng- giáng- vào- ra là hình thức cơ bản về công năng khí hoá của con người. Tỳ chủ thăng thanh, Vị chủ giáng trọc. Tỳ Vị một tháng một giáng cộng đồng duy trì sự trao đổi doanh dưỡng của cơ thể. Trong quá trình diễn biến cơ chế bệnh, thanh dương của Tỳ không thăng có thể dẫn đến trọc âm của Vị không giáng, xuất hiện các chứng trạng ngực khó chịu, trướng bụng, đại tiện lỏng, tiểu tiện ít và nặng đầu mỏi mệt, ăn kém, thậm chí tiểu tiện không đi được, thuỷ thũng, rêu lưỡi vẫn nhớt, mạch Huyền Hoạt. Bàn theo cơ thể riêng biệt, sự thăng giáng của Tỳ Vị, đối với khí cơ thăng- giáng- vào- ra của mỗi cơ thể có liên quan trọng yếu. Tỳ Vị là gốc của hậu thiên, vị trí ở Trung tiêu, thông xuất trên và dưới, đó là sự xoay chuyển vận động thẳng và giáng. Với sự sinh phát của Can, túc giang của Phế, sự giáng xuống của Tâm hoả và sự thăng lên của Thận thuỷ, Phế chủ thì thở ra, Thận chủ nạp khí, cũng cần có sự phối hợp Tỳ Vị để hoàn thành sự vận động thẳng giáng. Nếu Tỳ Vị thăng giáng thất thường thì khí thanh dương không được phân bố, tinh của hậu thiên không thể quay về nơi cất chứa, thanh khí của đồ ăn uống hết chỗ đưa vào, các vật chất phế thải cũng không bài tiết được, từ đó mà nảy sinh ra nhiều bệnh chứng. Sách Ngô thị vựng giảng nói ”… Phép chữa Tỳ Vị, không gì quý bằng sự thăng, giáng… Bây giờ thắng, giáng không bình thường thì Tỳ Vị bị hại ; Tỳ Vị tổn thương thì chế độ vào ra mất bình thường mà sinh khí của hậu thiên bị dập tắt, thiệt cho mạng sống mà thôi.

III. Chẩn đoán phân biệt

Chứng Tỳ khí hư với chứng Thanh dương không thắng :

Tỳ khí hư còn gọi là Tỳ khí bất túc, Tỳ vị hư nhược ( Trung y đại từ điển ). Chứng Thanh dương không thăng vốn thuộc phạm trù chứng Tỳ khí hư, vì nguyên nhân bệnh và cơ chế bệnh của hai chứng này biểu hiện lâm sàng rất gần gũi, nhưng cũng có chỗ khác nhau nhất định.

Khái niệm Tỳ khí hư so với khái niệm Thanh Dương không thắng rộng rãi hơn. Chứng Tỳ khí hư có thể bao quát cả chứng thanh dương không thăng, mà chứng Thanh dương không thăng chỉ là bộ phận biểu hiện của chứng Tỳ khí hư.

Nói theo nguyên nhân bệnh, chứng thanh dương không thăng thường do ăn uống không điều độ, mệt nhọc quá sức, tổn thượng Tỳ Vị, hoặc ốm lâu làm thương Tỳ gây nên. Vì Tỳ vị hư yếu, trung khí bất túc, thanh dương không thẳng, không làm đầy đủ não phủ và thanh khiếu ở trên, cho nên có các chứng trạng chóng mặt hoa mắt, mắt trông không tỏ, tai ù, tai điếc. Chứng Tỳ khí hư cũng là vì ăn uống không điều độ, mệt nhọc nội thương, tổn thương Tỳ Vị mà thành bệnh. Nhưng chứng Tỳ khí hư là tên gọi chung cho chứng hậu do công năng của Trung tiêu Tỳ Vị suy nhược, nó bao quát cả Tỳ mất sự kiện vận (như bụng trướng đầy, ỉa chảy ỉa nhão, kém ăn) trung khí bất túc (như sắc mặt vàng không tươi, môi nhợt hoặc tối, đoản hơi tiếng thấp, kém ăn mỏi mệt) thanh dương không thắng (như chóng mặt, tai ù, tai điếc, mắt lờ mờ không tỏ) trung khí hạ hãm (như thoát giang, ỉa chảy kéo dài, sa dạ con) Tỳ không thống huyết (như băng lậu, đại tiện ra huyết) v.. v. Còn chứng Thanh dương không thăng chỉ là nói về trung khí bất túc, biểu hiện các chứng trạng Tỳ không có tác dụng thăng thanh mà thôi, Chẩn đoán phân biệt ở chỗ đó.

IV. Trích dẫn y văn

Thanh dương ra từ khiếu trên, trọc âm xuống từ khiếu dưới. Thanh dương phát ra cơ bắp, trọc âm hướng về ngũ tạng. Thanh dương bền chắc tứ chi, trọc âm trở về sáu phủ ( Âm dương ứng tượng đại luận- Tố Vấn ).

Hình ảnh Hoàng đế Nội kinh Tố vấn
Cuốn Hoàng đế Nội kinh Tố vấn

Tỳ là trung châu, bốc lên phần Dương của Tâm Phế, đề phòng phần âm của Can Thận. Nếu mệt nhọc quá độ, ra mồ hôi nhiều thì vong dương ; nguyên khí hạ hãm, thanh dương không thăng, chứng Huyền vậng sinh ra do trung khí bất túc ( Thượng khiếu môn- Chứng trị vậng bổ )

Điếc do hư thì từ từ, tất phải kiêm các chứng trạng Tỳ hư như chân tay rã rời, chóng mặt, kém ăn. Bổ trung ích khí thang chữa dương hư khí hãm gây nên tai điếc ( Thương khiếu môn- Chứng trị vậng bổ ).

Gây nên chứng khí hư nuy là do đói ăn; Vị khí một khi bị hư thì Phế khí tuyệt trước, trăm khớp không được nuôi dưỡng cho nên tôn cân lỏng lẻo, khớp xương rồng không. Người sau khi bị ốm mà tay chân yếu liệt đều thuộc Khí hư. Nói Tỳ bị bệnh ngay vì không vận hành tân dịch của Vị, tứ chi không hấp thụ được cốc khí cho nên vô dụng, nên bố trung ích khí ( Yêu tất môn- Chứng trị vậng bố ).

Tâm Phế là dương, theo Vị khí mà giáng xuống bên hữu ; giáng thì hoá là âm. Can thận là âm, theo Tỳ khí mà thăng lên bên tả, thăng thì hoá là dương ( Thăng giáng xuất nhập luận- Độc y tuỳ bút ).

DIÊM HỒNG THẦN- HỨA VĨNH QUÝ