Trẻ chậm nói không gây ra những tác động xấu đến sức khỏe của trẻ. Tuy nhiên, nếu để tình trạng này quá lâu không điều trị dứt điểm, sẽ làm ảnh hưởng đến quá trình học hỏi và phát triển ngôn ngữ toàn diện ở trẻ. Vậy nên, bài viết sau đây mách bố mẹ một số mẹo trị trẻ chậm nói hiệu quả giúp trẻ cải thiện được khả năng phát âm của mình.
👉👉👉 Trẻ chậm nói phải làm sao? 9 lời khuyên từ chuyên gia
Triệu chứng biểu hiện tình trạng chậm nói ở trẻ
Bố mẹ cần phải nắm rõ các dấu hiệu chậm nói ở trẻ, từ đó đưa ra những phương pháp điều trị phù hợp nhất:
Với trẻ 7 tháng tuổi
Trẻ thường thờ ơ trước những âm thanh xung quanh.
Với trẻ 12 tháng tuổi
- Trẻ có xu hướng ngại giao tiếp với người khác và không quan tâm đến mọi thứ xung quanh. Ít khi nhờ vả, trò chuyện với mọi người ngay cả khi trẻ cần giúp đỡ hoặc muốn điều gì đó.
- Không bi bô, không nói ra một từ nào, ví dụ như “mẹ” hoặc “bố”.
- Trẻ không vẫy tay, lắc đầu, chỉ tay, vỗ tay khi được yêu cầu
- Trẻ không có phản hồi đặc biệt khi được gọi tên.
Với trẻ 24 tháng tuổi
- Khả năng học từ mới kém, thường không nói quá 15 từ.
- Chưa tự nói một câu hoàn chỉnh, phần lớn nhại lại lời nói của người khác.
- Nếu hỏi hay chỉ dẫn quá dài, trẻ sẽ không hiểu hết ý.
- Trẻ có xu hướng dùng hành động biểu thị điều trẻ muốn thay vì lời nói.
- Không phản ứng lại với những lời trêu đùa của mọi người.
- Người lớn nói tên sự vật, nhưng trẻ không xác định được hình ảnh trực quan của nó.
Với trẻ 3 tuổi
- Trẻ vẫn quen nói trống không với người lớn.
- Nói chuyện không lưu loát, thường nói ngọng hay nói lắp.
- Có xu hướng ghét những loại sách, truyện và mải xem tivi.
- Khả năng tự sắp xếp ngôn ngữ kém, bắt chước lại hành động và lời nói của người khác.
- Ngại giao tiếp, tương tác với các bạn cùng tuổi và hay nép sau lưng bố mẹ.
Với trẻ 4 tuổi.
- Khó khăn trong quá trình phát âm thành thạo các phụ âm.
- Chưa xác định được rõ ràng các đại từ nhân xưng với từng đối tượng khác nhau.
- Hạn chế trong việc hiểu các khái niệm sự vật khi trẻ được đến trường.
Mẹo vặt chữa trị bệnh chậm nói cho trẻ
Có một số mẹo dân gian đến nay vẫn có nhiều người áp dụng khi chữa cho trẻ chậm nói. Kết quả phương pháp này đem lại có thể giúp cải thiện được khả năng ngôn ngữ cho trẻ. Cụ thể như sau:
Dùng đậu đỏ có sẵn trong nhiều gia đình để làm nguyên liệu chế biến, để chữa trị triệu chứng chậm nói cho trẻ nhanh chóng. Theo như khảo sát, đã nhiều nhiều bố mẹ thử và thành công với mẹo trị này.
Phương pháp chế biến món ăn với đậu đỏ rất đơn giản. Bố mẹ cần chuẩn bị một ít hạt đậu đỏ, xay nhuyễn đến khi thành bột đậu đỏ. Trộn chung với ít rượu và quấy lên thành hỗn hợp chất sền sệt. Lấy hỗn hợp đó bôi bên dưới lưỡi cho trẻ.
Với cách làm này, cần thực hiện bôi thường xuyên từ 1 – 2 lần trong ngày để đạt được hiệu quả tốt nhất. Sau 3 – 4 tuần, bố mẹ hãy quan sát biểu hiện của con, xem xét kết quả đã như mong đợi hay chưa.
Trường hợp dùng bột đậu đỏ vẫn không giúp trẻ khắc phục sự chậm nói, bố mẹ nên đưa trẻ đến bệnh viện để được thăm khám và tư vấn chuyên sâu từ các bác sĩ.
Người lớn lưu ý gì khi tập luyện phát âm cùng trẻ chậm nói
Khi trẻ phát âm sai, người lớn không nên bắt chước nhại lại. Điều này vô tình chung làm trẻ nghĩ rằng mình đúng và dẫn tới khó sửa đổi sau này. Cụ thể nhại lại giọng nói ngọng, nói lắp của trẻ.
Hạn chế cho con xem tivi suốt ngày, không nô đùa, không trò chuyện cùng bạn bè. Trẻ thu mình lại như vậy sẽ rất khó để tự tin và mạnh dạn nói chuyện với mọi người. Bố mẹ cần thay đổi môi trường giao lưu sinh động cho trẻ: đi nhà trẻ, khu vui chơi,…
Người lớn nên dành nhiều thời gian luyện tập nói cùng trẻ bằng cách đọc sách, báo, truyện thiếu nhi,…giúp tăng sự tò mò cho trẻ với ngôn ngữ mới. Dạy bé tập nói những từ đơn giản nhất như “mẹ”, “bà”…
Trên đây tổng hợp các thông tin liên quan nhất tới mẹo trị trẻ chậm nói. Qua đây, hy vọng bố mẹ đã tích lũy thêm được kiến thức hữu ích để giúp khắc phục tình trạng phát triển ngôn ngữ ở trẻ.