Ma Hoàng

  Thuốc bắc

1. Tên khác: Ty diêm, Cẩu cốt, Xích căn , Tịnh ma hoàng, Khử tiết ma hoàng, Bất khử tiết ma hoàng,

2. Tên khoa học: có 3 loại cùng họ HerbaEphedrae

Ephedra simica Stapt  (Thảo ma hoàng)

Ephedra equisetima Bge  (Mộc tặc ma hoàng)

Ephedra Intermedia  (Trung ma hoàng) 

3. Mô tả:

Hình ảnh cây Ma Hoàng
Cây Ma Hoàng

Thảo ma hoàng : Thân trụ gỗ, ít nhánh màu vàng xám,mọc ngang, chia thành các đốt nhỏ dài từ 25mm-30mm. Lá mỏng mỏng đối nhau dài từ 3-4mm, dính với nhau ở dưới,phía đầu trên lá nhọn mà cong, sau này thoái hóa thành vẩy. Hoa đực mọc nhiều hơn hoa cái nhưng phân thành cành khác nhau. Quả hạt kín, có thịt. Hoa nở vào tháng 5, quả chín vào tháng 7

Mộc tặc ma hoàng còn gọi là mộc ma hoàng hay sơn ma hoàng,giống thảo ma hoàng nhưng cao tới 2m

Trung gian ma hoàng :Cây nhỏ có đốt dài 2-6cm có 18-28 rãnh dọc, lá dài 2 -3 mm, ngọn lá nhọn.

4. Phân bố và thu hái

Chưa thấy ở Việt Nam.

Một số nước có cây Ma hoàng: Ấn độ, Pakinsan, nhiều nhất là ở Trung Quốc. Tại Trung Quốc, ma hoàng có nhiều ở Hoa Bắc, Tây Bắc, chủ yếu là mọc hoang.

Thu hái ma hoàng vào mùa thu.

5. Phương pháp bào chế và bảo quản

Bỏ rễ, đốt ma hoàng, rửa sạch, phơi khô.

6. Mô tả dược liệu

Hình ảnh Vị thuốc Ma Hoàng
Vị thuốc Ma Hoàng

Thân hình trụ, dẹt.Chia thành đốt rõ, mỗi mấu mang 1 -3 lá vảy nhỏ mọc đối hoặc mọc vòng. Gióng dài 2 -6cm, giòn, dễ bẻ gẫy. Vết bẻ hơi có xơ giữa có màu đỏ nâu, mùi nhẹ, vị hơi đắng.

7. Thành phần hóa học

Thành phần chủ yếu của ma hoàng là alcaloid, hoạt chất chính là l – ephedrine ngoài ra còn có D – ephedrine, L – N – methylephedrin, L – norephedrin, D – N – methylpseudoephedrin, D – nor – pseudoephedrin , ephedroxan.

Hàm lượng alcaloid phụ thuộc vào loài , tuổi của cây và thời gian thu hái.

Loài ma hoàng Hàm lượng alcaloid toà phần Tỷ lệ ephedrin
Ephedrin sinica 1,315% 80  –  85%
E.equisetina 1,01 – 1.33% 55 – 75%
E.intermedia 0,25 – 0.89% 40 – 46%

Ngoài alcaloid trong ma hoàng còn có tanin, flavonoid, tinh dầu, acid hữu cơ (acid citric, acid malic…)

8. Tác dụng dược lý

Tác dụng dược lý của ma hoàng chủ yếu là tác dụng của ephedrine. Ephedrin có công thức gần giống công thức của adrenalin. Do đó tác dụng của ephedrin gần giống tác dụng của adrenalin tuy có yếu hơn nhưng thường lâu hơn.

Dùng liều cao hoặc uống quá lâu ngày có thể gây ra mồ hôi ra quá nhiều gây nên suy nhược. Ma hoàng  nướng mật có tác dụng làm giảm trạng thái phát hãn này.

  • Ra mồ hôi: Chỉ dùng lúc nóng ở người thấy có tác dụng làm tăng bài tiết mồ hôi. Thử độc vị trên thực nghiệm chưa thấy rõ.
  • Giải nhiệt: Tinh dầu ma hoàng có tác dụng hạ nhiệt đối với chuột nhắt bình thường.
  • Chống co thắt phế quản từ từ  và kéo dài do ephedrin làm  giãn cơ trơn khí quản.
  • Lợi tiểu: Alcaloid ma hoàng có tác dụng lợi tiểu rõ.
  • Thắt cơ vòng bàng quang gây ra ứ nước tiểu.
  • Alcaloid Ma hoàng có tác dụng kích thích bài tiết nước tiểu và dịch vị.
  • Tác dụng tăng áp: Ephedrin làm co thắt mạch máu, vì vậy làm huyết áp tăng nhưng chậm và kéo dài vài giờ.
  • Ephedrin có tác dụng hưng phấn vỏ não, làm tinh thần phấn chấn, hưng phấn trung khu hô hấp, làm giảm tác dụng của thuốc ngủ.
  • Tác dụng kháng Virus: ma hoàng có tác dụng ức chế Virus cúm (do tinh dầu ma hoàng).
  • Rễ ma hoàng có tác dụng hoàn toàn ngược với cành và thân ma hoàng. Cao lỏng ma hoàng tiêm vào động vật thấy huyết áp giảm, mạch máu ngoại vi giảm, hô hấp tăng nhanh.

9. Ma hoàng trong y học cổ truyền

Khí vị: Vị đắng, tính ấm, khí vị đều bạc, khinh thanh mà phù, đi lên (thẳng), là dương dược, không độc.

Quy kinh: Thủ thái âm Phế , vào kinh Túc thái dương Vị ,Thủ thiếu âm Tâm và Thủ dương minh Đại Trường.

Công năng: Phát biểu, xuất hãn, khứ tà nhiệt khí, chỉ khái nghịch thượng khí, trừ hàn nhiệt, phá trưng kiên tích tụ, khứ phong, tuyên Phế, bình suyễn, lợi niệu, tiêu phù.

Chủ trị: thương hàn, trúng phong, đầu đau, ôn ngược, mắt sưng đỏ đau, thủy thủng, phong thủng, sản hậu huyết trệ, suyễn, phong thấp khớp có hiệu.

“Phát hãn giải biểu chữa trúng phong thương hàn, đau đầu sốt rét, da thịt cấu không biết đau, bệnh Thương hàn mùa đông hay như thân, bệnh ôn dịch đầu mùa xuân cũng hay, bài tiết chứng sốt ở phần vệ có nốt đen (trái đen) nốt đỏ (trái đỏ) trừ chứng đau đầu mình nóng ở phần vinh, hay phá tích tụ trưng hà, lại chữa khỏi họ nghịch, tê bại, hen phế quản, hen đờm rất giỏi. Khi hàn tà thâm nhập thì không có Ma hoàng là không thể trục được. Sách nói: “Ma hoàng là thuốc chữa thực chứng ở phần vệ, Quế chi chữa hư chứng ở phần vệ”.

(Dược phẩm vậng yếu)

Hợp dụng: Dùng thuốc phần khí để trợ lực với Ma hoàng thì có thể làm đổ mồ hôi ở phần vệ, dùng thuốc phần huyết để trợ lực cho dương thì có thể trục hết chứng âm hàn ngưng độc.

Dùng lẫn với thuốc lạnh để trợ lực với âm dược thì có thể giải hết ôn tà viêm nhiệt.

Sợ Tế tân, Di thạch,

Thường sơn Hậu phác làm sứ.

Kỵ dụng: Cuối mùa xuân có chứng ôn ngược, đầu mùa hè có chứng hàn dịch, nhất thiết phải kiêng dùng, người hư nhược cũng cấm dùng, uống nhiều thời vong dương, chứng thượng phong có mồ hôi với chứng âm hư thương thực cũng cấm dùng , bệnh không có hàn tà hoặc hàn tà tại phần lý và thương hàn có mồ hôi thì tuy có phát sốt sợ lạnh đều không nên dùng.

Liều dùng: 2-12g

10. Ứng dụng lâm sàng

Ngoại cảm phong hàn, biểu thực, không mồ hôi:

Ma Hoàng Thang: Ma hoàng, Quế chi đều 8g, Hạnh nhân 12g, Cam thảo 4g. Sắc uống

Viêm thận, thủy thủng cấp tính có nội nhiệt:

Việt Tỳ Thang:Ma hoàng 8g, Thạch cao (sống) 40g, Cam thảo 4g, Đại táo 12g, Sinh khương 8g. Sắc uống

Thận viêm, thủy thủng cấp kèm cảm nhiễm ngoài da:

Ma Hoàng Liên Kiều Xích Tiểu Đậu Thang : Ma hoàng 8g, Liên kiều 12g, Xích tiểu đậu 20g, Tang bạch bì 12g, Hạnh nhân 12g, Cam thảo 4g, Sinh khương 4g, Đại táo 3 trái. Sắc uống

Thương hàn phần biểu chưa giải, vùng dưới tim có thủy khí, nôn khan, sốt mà ho hoặc khát hoặc tiêu chảy hoặc ngăn nghẹn, hoặc tiểu ít không thông, bụng dưới đầy, suyễn:

 Tiểu Thanh Long Thang: Ma hoàng (bỏ mắt), Thược dược,Tế tân, Can khương, Cam thảo (chích), Quế chi (bỏ vỏ) đều 3 lạng, Ngũ vị tử nửa thăng, Bán hạ nửa thăng (cho vào trước). Sắc uống

Ngực sườn hồi hộp:

Bán Hạ Ma Hoàng Hoàn: Bán hạ, Ma hoàng, lượng bằng nhau. Tán bột. Trộn mật làm viên, to bằng hạt đậu lớn. mỗi lần uống 3 viên, ngày 3 lần

Trúng phong tay chân co rút, các khớp đau nhức, phiền nhiệt, tâm loạn, sợ lạnh, không muốn ăn uống:

Tam Hoàng Thang:Ma hoàng 30 thù, Hoàng kỳ 12 thù, Hoàng cầm 18 thù, Độc hoạt 30g, Tế tân 12 thù. Sắc uống (– Thiên Kim Yếu Phương).

Trị biểu hàn, ho, suyễn mà sợ lạnh, không mồ hôi:

Tam Ảo Thang: Ma hoàng 8g, Hạnh nhân 12g, Cam thảo 4g. Sắc uống nóng

Trị phong tý, đau do lạnh:

Ma hoàng bỏ rễ 150g, Quế tâm 60g. ngâm với 2 lít rượu. Mỗi lần uống 1 thìa canh cho ra mồ hôi là phong sẽ hết. Mỗi lần uống nên hâm nóng

Mỗi buổi sáng và tối uống 1 chén nhỏ (Ma Hoàng Tuyên Phế Tửu – Y Tông Kim Giám)

Trị viêm phế quản cấp, phổi viêm, sốt cao không hạ, khát, ho suyễn:

Ma Hạnh Thạch Cam Thang Gia Vị: Ma hoàng, Hạnh nhân, Cam thảo, bách bộ đều 8g, Thạch cao (sống) 40g, Cát cánh, Hoàng cầm đều 12g. Sắc uống

Trị ho gà kèm đờm vàng

Ma Hạnh Thạch Cam Thang Gia Vị:Ma hoàng, Hạnh nhân, Thạch cao, Cam thảo, Bách bộ đều 8g, Xuyên bối mẫu 4g. Sắc uống

11. Ma hoàng căn (Rễ ma hoàng)

Rễ và đất của cây Ma hoàng thì chỉ hãn, kiến hiệu tựa như tiếng vang, vì nó có cái tính hay chạy ngoài cơ biểu, dẫn các vị thuốc khác để củng cố chân lông thớ thịt. Vì hình thể của Ma hoàng rồng phần giữa, tán hàn tà mà phát biểu, phần đất của nó thì đặc, có tác dụng chỉ hãn mà củng cố sự hư yếu

Bài thuốc cầm mồ hôi gồm có: Ma hoàng căn, Mẫu lệ, Phù tiểu mạch, Nhân sâm, Hoàng kỳ, Bạch truật, Cam thảo, Quế chi, Đương quy sắc uống.

Liên hệ mua máy điều trị mồ hôi LipLop hiệu quả tại:

Công Ty TNHH Xuất Nhập Khẩu Và Thương Mại CAHU

MST/ĐKKD: 0108725146 do Sở KHĐT Hà Nội cấp ngày 06/05/2019

Văn phòng: Số 12/59 Phạm Văn Đồng, Cầu Giấy, Hà Nội
Website: https://liplop.vn

Trụ sở: Tổ dân phố số 7, Thị Trấn Chi Đông, Huyện Mê Linh, TP Hà Nội
Hotline: 0968876430 – 0906200080