(Lý ngư)
1. Loài Cá chép
Cá chép (tên trong khoa học còn được là Cyprinus carpio, Theo các các tài liệu từ cá chép trong tiếng Hy Lạp nghĩa là mắn con) là một loài cá nước ngọt rất phổ biến rộng khắp và chúng có quan hệ họ hàng xa với cá vàng thông thường đồng thời chúng có khả năng lai giống với nhau.
Thành phần dinh dưỡng trong cá chép (tính trong 100g)
- Năng lượng 96 kcal
- Đạm 16 g
- Tro1.3 g
- Canxi17 mg
- Kali 397 mg
- Sắt 900 mcg
- Nước 78.4 g
- Chất béo 3.6 g
- Cholesterol 70 mg
- Phốt pho 184 mg
- Tỉ lệ thải bỏ 40
- Vitamin PP 1.5 g
- Vitamin A 181 mcg
2. Các chép trong y học cổ truyền
Cương mục y học Trung Quốc thời Lý có ghi: “Cá chép là dương tính trong âm tính, có tác dụng tiểu tiện, cho nên có thể chữa được bệnh khi kết lạnh, nướng lên thì hoả hoá, có phát phong hàn, bình phổi thông sữa, làm sạch đường tiêu hoá, bài tiết và trừ khử được tả độc sưng tấy”.
Theo Tuệ Tĩnh Toàn tập: “cá chép vị ngọt, tính bình không độc,hạ khí trừ hoàng đản, trị ho đờm, máu cục trong bụng, an thai tiêu thũng”
Theo Lĩnh Nam bản thảo:
“Lý Ngưu tục gọi là cá chép
Không độc, vị ngọt, khí lại bình
Hạ khí, hoàng đản, bụng báng dẹp
Yên thai, tiêu thũng bo đờm lành.”
3. Các bài thuốc có cá chép:
Trị liệt dương, yếu rũ không giao hợp được: Mật cá chép 1 cái, gan gà trống 1 cỗ. Đều sấy khô tán nhỏ, luyện với trứng chim sẻ, làm viên bằng hạt đậu xanh, mỗi lần uống 10 viên. (Tuệ Tĩnh Toàn tập)
Kinh trị người già bị thủy thũng, thở gấp không ăn,ngoài da sưng to,tay chân lạnh buốt co duỗi khó khăn: Cá chép 1 lạng (lấy thịt, hành 10 củ, hột mè 1 nắm. Trước giã hột mè đổ vào 2 bát nước, lọc bỏ bã lấy nước, bỏ củ hành, vỏ quýt, gừng, muối mỗi thứ một chút ít vào cùng nấu chín, ăn vào lúc đói, rất hay (Tuệ Tĩnh Toàn Tập)
Trị uốn ván sưng đau vì bị dầm nước: Mắt cá chép đốt tán nhỏ, đặt vào vết thương.
Trị thai khí không thuận,hoặc ăn nhiều đồ nóng, độc xông lên tâm, khó thở, buồn phiền vật vã muốn chết: vẩy cá chép đốt tồn tính8g, tiên trúc hoàng 12g, ngải diệp 12g, giải trảo 12g, tang ký sinh 4g, mẫu lệ xung 4g, cao da trâu 4g. Cùng tán nhỏ, luyện mật làm viên, sắc nước củ gai làm thang mà uống (Tuệ Tĩnh toàn tập)
Trị động thai đau bụng dữ dội: Cá chép 1 con, đánh vẩy, bỏ xương và ruột, cắt nhỏ ra. Cao da trâu một lạng sao vàng. Gạo nếp 2 vốc, nước 2 bát. Cùng nấu chín cho gừng, hành, vỏ quýt và muối vào cho vừa lại nấu sôi 5,6 dạo, ăn làm 4,5 ngày, rất tốt. uống (Tuệ Tĩnh toàn tập)
Trị đàn bà có thai bụng trướng rất đau, tay không giám sờ vào và thai tràn xuống đau đớn. Cá chép 1 con (nặng 2 kg trở lên) nếu gạo nếp 1 thăng, nấu cháo, nêm muối mắm vào mà ăn. rất hay. mỗi tháng ăn 3 lần thì bảo vệ được thai tốt.
Cá chép, đậu sị, hành trắng, gạo nếp cùng nấu cháo, nêm gừng muối vào thường ăn, rất tốt. uống (Tuệ Tĩnh toàn tập)
Trị có thai cảm hàn.
Cá chép 1 con hoặc cá diếc to, đốt ra tro tán nhỏ, mỗi lần uống 1,2 đồng với rượu, cho ra mồ hôi là lành. uống (Tuệ Tĩnh toàn tập)
Trị có thai bị phù thũng: Cá chép to 1 con, bỏ ruột, Đậu đỏ 1 thăng, Nước 2 bát. Nấu cho ăn cả cái lẫn nước, ăn hết 1 lần sẽ ra chất độc là khỏi. (Tuệ Tĩnh toàn tập)
Trị sau khi sinh máu hôi ra không hết, công vào trong sinh đau bụng: Dùng vảy cá chép đốt tán nhỏ, mỗi lần uống 1 đồng với rượu, lập tức huyết thông và hết đau. (Tuệ Tĩnh toàn tập)
Trị có thai chưa đủ ngày mà bị sẩy, bụng chướng đau, nóng chảy không yên:
Cá chép 1 con, nặng chừng 2 cân, đánh vẩy mổ bỏ ruột, dùng gạo nếp 1 cân cho muối, tương vào nấu ăn, ngày 3 lần rất hay. (Tuệ Tĩnh toàn tập)
Trị sữa không thông: Cá chép 1 con, đốt tán nhỏ, mỗi lần uống 1 đồng với rượu là thông. (Tuệ Tĩnh toàn tập)
Phù thũng do viêm cầu thận: cá chép nấu với đậu đỏ: Đuôi cá chép to 1 cái, đậu đỏ 60g, nấu canh không cho muối để tiêu phù. Uống dần trong ngày.
An thai: Một con cá chép nặng khoảng nửa cân, để cả vẩy, mổ bỏ tạp ruột, trộn thêm nửa lạng gạo nếp, rửa sạch, cho thêm ít vỏ quýt, gừng sống. Đổ tất cả vào nồi ninh chín, cho thêm ít muối, ăn 5 – 7 lần sẽ có hiệu quả rất nhanh.
Nôn ở thời kỳ đầu mang thai: Một con cá chép nặng khoảng 250g đánh vẩy, mổ bỏ nội tạng, rửa sạch, cho thêm 6g sa sâm đập nhỏ, 10g gừng tươi thái mỏng. Bỏ cả hai thứ vào trong bụng cá hầm chín, ăn trong ngày, có công hiệu kiện tỳ hòa vị, giảm thổn thức, tiêu trừ nôn mửa.
Tăng lượng sữa: Một con cá chép nặng khoảng 250g, một chân giò lợn (loại bé), 3g thông thảo. Hầm thật nhừ, ăn dần 1 – 2 ngày sẽ có nhiều sữa.
Chữa ứ huyết sau sinh: Nghiền, tán nhỏ vẩy cá chép, cho vào từ 3 – 5g nước đun sôi. Uống với ít rượu nếp có công hiệu làm tan huyết, thông huyết.
Chữa động thai: Cá chép một con 500g, a giao (sao) 20g, gạo nếp 100g, nước vừa đủ, nấu cháo gần chín cho gừng, vỏ quýt, muối. Ăn liền một tuần thì khỏi.
Chữa mỏi lưng, phù thũng: Cá chép tươi một con (400 – 500g), rễ cây gai 15g, gạo nếp 100g, cá chép làm sạch nấu lấy nước bỏ xương. Rễ gai sắc lấy nước bỏ bã. Lấy nước cá, nước rễ gai nấu cháo ăn nóng ngày 2 lần, một liệu trình 3 – 5 ngày.