Tổ Mối

  Động vật
Hình ảnh tổ mối
Tổ mối

Tên khác: Con Kiến Mối, Mối Trắng, Mối gỗ ẩm, Kiến trắng, Nhất đăng uý, Bạch nghĩ, Bạch nghĩ nế,…

Tên khoa học: Cryptotermes formosanus Shiraki, Leucotermes speratus Kol. Whiteant., họ Mối (Rhinotermitidae). Mối có ở trong vùng âm thấp của ôn đới và nhiệt đới, có ở các địa phương nước ta… 

Mô tả: Mối là loại sâu bọ có bộ phận miệng nghiền. Mối sống tập đoàn. sống chung trong 1 cái tổ, do chúng tự làm lấy. Tô được xây dựng bằng chất gỗ, đất nhào bằng chất bọt của mối tiết ra, mối ra hoạt động nơi có độ ẩm cao. thiếu ánh sáng. Thức ăn chính là gỗ. Có 3 dạng, mối thợ, mối lính và mối sinh, dục. Có loài thích làm tổ trong gỗ trên cây, có loài thích làm tổ dưới đất. Có tổ mối trong rừng có thể làm thành đụn cao tới vài mét. Tổ mối có tổ chung và tổ trung tâm, trung tâm là nơi sống của Mối chúa. 

Bộ phận dùng: Con mối, Đất tổ mối (Bạch nghĩ nế). Thành phần hoá học chính: Con mối chứa protid, các chất khoáng, Đất tổ mối chứa các chất khoáng Ca, Mg, Fe… 

Hình ảnh con mối
Con mối

Công dụng: Con mối có vị mặn, tính bình, có công dụng tự bổ cường tráng, được dùng để chữa các chứng suy nhược khí huyết ở người già hoặc người mắc bệnh lâu ngày, chữa ung thũng mụn nhọt, định độc ác sang. 

Đất gò huyết thũng, làm vỡ mủ. Gò mối tính bình không độc mà mạnh gấp bội, chuyên trừ nhọt độc, ác sang, tiêu thũng.

Cách dùng, liều lượng: Ngày dùng 15 – 20g Đất tổ mối, dạng thuốc sắc, dùng riêng hay phối hợp các vị thuốc khác, dùng ngoài không kể liều lượng. 

Bài thuốc: 

1. Chữa nhọt độc, thùng bảng: Đất tổ mối nghiền nhỏ, sắc lấy nước đặc, lọc kỹ để uống. 

2. Chữa đau ngực, khó thở: Đất tổ mối đốt cháy xông khói. 

3. Chữa vết thương lở loét lâu khỏi: Nghiền nát mối thơ, đắp vào vết thương5. Chữa đinh nhọt, nhọt sưng độc: Đất tổ mối sao đen với Hoàng đơn (da) nghiền nhỏ trộn với dầu thực vật để xức. Có thể làm tan đinh nhọt.