Le Nâu

  Động vật

Le nâu còn gọi là le le, có thịt rất ngon. Le nâu có giá trị dinh dưỡng rất cao nên có giá trị trong dinh dưỡng và làm thuốc.

Hình ảnh le le
Chim le le

Tên khác: Le le, Thụ áp. 

Tên khoa học: Anas javanica Horsfield, Dendrocygna javanica Horsfield. họ Vịt (Anatidae). 

Mô tả: Chim trưởng thành trán và đỉnh đầu nâu, phía trước hơi phớt hung, phía sau hơi thẫm. Hai bên đầu và cổ xám hung nhạt, cằm và họng gần như trắng. Màu này chuyển dần thành xám hung vàng ở ngực, rồi thành hung nâu tươi ở cuối ngực, bụng và hai bên sườn và nhạt dần ở phía cuối đuôi. Lưng và vai nâu, hông đen nhạt. Lông cánh nâu thẫm hay đen tùy chỗ. Mắt nâu thẫm, mí mắt vàng. Mỏ xám chì hay đen. Chân nâu xám chì. 

Bộ phận dùng: Thịt. 

Thành phần hoá học chính: Protid, lipid, các chất khoáng. 

Hình ảnh Le nâu
Con Le Nâu

Công dụng: Chim Le nâu được chế biến thành nhiều món ăn ngon, bổ dưỡng. Theo Đông y ăn thịt Le nâu giúp cho người khỏe khoắn cường tráng sinh lực, lao động sinh hoạt bớt mệt mỏi. 

Cách dùng, liều lượng: Ngày 1 con dùng dạng thực phẩm. 

Bài thuốc: 

1. Chữa nam sinh lý yếu, tinh trùng loãng: Le nâu (1 con), Hạt sen, Khoai môn, Cà rốt, Nấm rơm, Hành tây, nước dùng, rau ăn lẩu như Rau muống, Hoa lý, Bông súng, Giá đậu, gia vị vừa đủ nấu lẩu ăn. 

2. Chữa phụ nữ lãnh cảm, mệt mỏi, kinh không đều: Thịt Le nâu (1 con), Ngải cứu, Đậu xanh, Gừng, gia vị vừa đủ hầm ăn tuần vài lần. 

3. Chữa ngoại cảm phong hàn, họ đàm: Thịt Le nâu, Đậu xanh, gạo, Gừng, Hành, Tía tô, mắm muối gia vị vừa đủ nấu cháo ăn nóng. 

4. Chữa mất ngủ do vi khí hư, bụng đầy, khó ngủ: Thịt Le nâu, Củ sen, Cà rốt, Khoai tây, Gừng tiêu, hành ngò gia vị vừa đủ hầm ăn. 

5. Chữa ngoài da ngứa lở, khô sần: Thịt Le nâu, Bí đao, Hành, Tiêu. Gừng nước dùng gia vị vừa đủ nấu canh ăn. 

Lưu ý: Thịt chim Le nâu loại bổ dưỡng cao, giàu chất đạm, chất béo n kiêng hạn chế với người đang cần giảm cân, đang đau khớp do gút, chứng nhọt đang giai đoạn sưng nóng đỏ.