Xuyên Sơn Giáp

  Động vật

Xuyên sơn giáp là vảy của con Tê tê (con Trút), là vị thuốc lưu truyền trong nhân dân và sử dụng từ rất lâu đời. Theo Y học cổ truyền, Xuyên Sơn Giáp có vị mặn, tính hơi hàn, có độc vào hai kinh Can và Vị. Xuyên Sơn Giáp có tác dụng tán huyết thông lạc; tan ung nhọt; lở loét; tắc tia sữa; đau nhức các khớp xương, đầu xương.

Con Tê tê (Con Trút)

1.Tên gọi: Xuyên sơn giáp, vẩy con tê tê, vẩy con trút, bào sơn giáp.

2. Tên khoa học: Manis Pentadaclyla L Họ khoa học: Họ Tê Tê (Manidae)

3. Đặc điểm sinh học loài Tê tê:

Tê tê là loài động vật có vú, đẻ con và nuôi con bằng sữa. Tê tê có thân dài, chân ngắn và thấp, đầu nhỏ nhọn, đuôi rất dài. Phần trên lưng có phủ một lớp vảy ngói lợp. Tê tê ăn kiến và mối là những loài côn trùng phá hoại gỗ và cây cối trong rừng.

4. Bộ phận dùng: Vảy của con Tê tê.

5. Phân bố và thu bắt

Phân bố:

  • Ở Việt Nam: Tê tê là một loại động vật sống hoang dại ở các miền núi nước ta, đâu cũng có.
  • Ở Trung Quốc: Phúc kiến, Quảng Đông, Quảng Tây, Vân Nam, Đài Loan
  • Miến Điện, Ấn Độ, XriLanca,… cũng có thể gặp

Thu bắt: Thường tê tê không đào lấy tổ để ở, mà đến những tổ của các con vật khác sau khi đã đào rộng thêm ra chút ít. Thường khi thấy tê tê, ta chỉ cần ném đất cát vào, hoặc huýt, chó đuổi. Con vật tức khắc cuộn tròn lại, rất dễ bắt. Bắt về giết chết, cắt sạch xương thịt, phơi khô là được cả bộ da. Nhưng muốn lấy vảy không thôi thì hoặc cho vào nước sôi, vảy tự khắc rụng ra, rửa sạch, phơi khô, hoặc ngâm da trong nước vôi trong, da thịt sẽ nát ra, vẩy tơi ra, rửa sạch phơi khô, có khi bắt được cho ngay vào nồi luộc chín, vảy bong ra, rửa sạch, phơi khô.

6. Bào chế và bảo quản

Theo Trung y: Dùng Xuyên sơn giản thì có thể nướng phồng, đốt cháy, tẩm mỡ, giấm, nước tiểu trẻ em hoặc dầu mè, rồi nướng hoặc sao với đất, với bột hến (Cáp phấn) tuỳ từng trường hợp không bao giờ dùng sống

Theo kinh nghiệp Việt Nam: Lấy nước vôi làng (độ 5 lít nước với 20g vôi tôi rồi) ngâm 1 ngày. Lấy ra xúc rửa cho thật kỹ nhiều lần. Để khô lấy cát rang nóng cho vẩy Tê tê vào, sao cho phồng lên và vàng đều. Đựng kín. Khi dùng tẩm giấm hoặc nước tiểu trẻ em tuỳ theo đơn giã dập dùng trong thuốc thang hoặc tán bột với các thuốc khác làm hoãn.

Tại Viện Đông y: Rửa sạch, để khô, tẩm giấm, sao cho phồng và vàng đễu (cách này thường dùng )

Bảo quản dược liệu: Tránh ẩm .

Hình ảnh xuyên sơn giáp
Vảy con tê tê (Xuyên sơn giáp)

7. Thành phần hóa học

Chưa có nghiên cứu cụ thể, mới xác định được trong vảy chứa Gelatin, muối vô cơ.. 
8. Tác dụng dược lý

Kháng viêm, chống đông máu và nâng cao bạch cầu.

9. Xuyên sơn giáp trong y học cổ truyền

Khí vị: Vị mặn, tính hàn, có độc

Quy kinh: Túc quyết âm Can, Thủ dương Minh Đại trường và Túc dương minh Vị

Công năng: Hoạt huyết thông kinh, Tiêu thũng bài nùng, thông tia sữa

Chủ trị: kinh bế, trưng hà, phong thấp, tý thống; ung nhọt mới phát hoặc có mủ chưa vỡ, chứng loa lịch; chứng không có sữa, ít sữa, sữa tắc.

“Sát quỷ trừ tà, chữa sơn lam chướng khí, chặn cơn sốt rét, chữa đau ruột, lên đậu, trị phong tê, kinh sợ là khóc, bôi vào vết sưng chưa hình thành thời tiêu hết, đã hình thành thời vỡ mủ, trị tê đau, ở trên thì thăng lên, ở dưới thời giáng xuống, tán phong trừ thống phá huyết khai khí, lại hay phá chứng tà do khí năng kết lại, đều vì xuyên qua mà đến phần vinh, cũng chữa chứng hậu sản khí huyết xung tâm mà choáng váng, đối với ngoại khoa thì thúc định độc, tiêu sưng vỡ mủ, tất thảy chứng ung nhọt khi mọc lên đều phải dùng, chạy khắp kinh lạc, chỗ nào cũng đến, đi thẳng đến nơi có bệnh để làm nên công. Nhưng tính nó rất mạnh, không nên dùng nhiều quá.”

(Dược phẩm vậng yếu- Hải thượng Lãn ông Y tâm lĩnh)

Hợp dụng:

  • Cùng đi với Đương quy, Bạch chỉ, Kim ngân, Liên kiều, Tử tô Địa đinh, Hạ khô thảo, Ngưu bàng, Nhũ hương, Một dược, Cam thảo, Bối mẫu Táo giác thích, thì chữa ung nhọt chưa vỡ mủ, giúp làm thuốc dẫn đưa
  • Cùng dùng với vị bì, Đậu khấu nhân tán nhỏ uống với rượu chữa chứng khí chóng thành mủ
  • Cùng Mộc thông, Tự nhiên đồng tán nhỏ uống với rượu trị sưng vú
  • Cùng Trư linh 2 đồng cần nghiên với giấm uống với rượu chữa bệnh Hột xoài (tiện độc)

Kiêng kỵ: Không dùng cho phụ nữ có thai, đang hành kinh, nhọt đã vỡ mủ, cơ thể suy nhược.

Liều lượng:  4 – 10g. Lúc cho vào thuốc sắc nên đập vụn.

Chú ý: Tê tê nằm trong danh mục động vật bảo tồn ở Việt Nam, việc sử dụng vảy têt tê cần có sự đồng ý của các ngành chức năng, chúng ta nên sử dụng các vị thuốc khác thay thế nếu được.

Hình ảnh vảy tê tê

10. Ứng dụng lâm sàng

10.1. Chữa phụ nữ sau sinh, sữa tắc không thông: Xuyên sơn giáp (sao vàng), Đương quy, Cát cánh, Thược dược, Mộc thông, Bạch linh, Xuyên khung, Thiên hoa phấn, lượng bằng nhau. Mỗi ngày lấy 50g sắc với 500ml nước còn lại chừng 200ml nước thuốc chia 3 lần uống trong ngày. Hoặc Xuyên sơn giáp 10g (tẩm dấm sao phồng), Hoài sơn 10g, Thông thảo 12g, Bạch biển đậu 10g, cho vào 3 bát nước, sắc còn 1 bát chia 2 lần uống trong ngày.

10.2. Chữa sốt rét lâu năm: Xuyên sơn giáp, Hạt gấc (Mộc miết tử) lượng bằng nhau, tán bột mịn, mỗi lần uống 12g với rượu vào lúc đang đói bụng.

10.3. Chữa viêm tắc tĩnh mạch: Xuyên sơn giáp (nướng) 15g, Đương quy 30g, Đan sâm 30g, Hồng hoa 30g, Xích thược 50g, Ngưu tất 20g, Địa long 20g, Vương bất lưu hành 40g (Đương quy hoạt huyết thang), sắc uống ngày 1 thang chia 3 lần.

10.4. Trị mụn nhọt: 

  • Thường phối hợp với thuốc thanh nhiệt giải độc như Bạch chỉ, Bồ công anh, Kim ngân hoa, Liên kiều. Trường hợp có mủ chưa vỡ phối hợp với các vị thuốc Thác độc bài nùng như: sinh Hoàng kỳ, Tạo giác thích, Đương qui.
  • Bài thuốc: Xuyên sơn giáp 10g, Bạch chỉ 5g, Tạo giác thích 8g, Hoàng kỳ 6g, Đương qui 6g, nước 600ml sắc còn 200ml chia 3 lần uống trong ngày

10.5.Trị tràng nhạc: đốt Xuyên sơn giáp, nghiền nhỏ đắp vào chỗ lóet. Trị tràng nhạc có thể dùng thuốc thang phối hợp với Huyền sâm, Bối mẫu, Hạ khô thảo.

10.6.Trị u buồng trứng: Xuyên sơn giáp tán: Xuyên sơn giáp sao, Nga truật, Ngũ linh chi, Tam lăng đều sao giấm, Đại hoàng (sao giấm), Xạ hương dùng trị 8 ca có kết quả tốt. ( Báo cáo của Bảo thế, Tạp chí Giang tây Trung y dược 1981,3:35).