Bàn Về Trúng Phong

  Bàn luận Y học cổ truyền

Chứng Trúng phong có trúng Phong trúng Tạng, trúng Huyết mạch khác nhau: Trúng Phủ là trúng ở phần biểu tức là loại mà Trọng Cảnh bảo là chứng Thái dương Trúng phong, cho uống Quế chi thang. Bên ngoài biểu hiện hình chứng của lực kinh rất rõ tức là các chứng do tam am, tam dương truyền biến của Thương hàn, triệu chứng đã giống với Thương hàn thì phép trị so với Thương hàn truyền biến cũng không có gì khác nhau. Trúng Tạng là trung ở phần lý như có các chứng không nói được là trúng Tâm, môi nhẽo là trúng Tỳ; tắc mũi là trúng Phế, mắt nhìn xéo là trúng Can, tai điếc là trúng Thận; đó là phong tà, trúng thẳng vào lý mà có chia ra hai loại; chứng Bế và chứng Thoát. Chứng Bế thì hàm răng nghiến chặt, hai tay nắm chặt dùng thuốc bế thì dùng các loại như dùng Quất bán khương nên sơ thông khai khiếu. Nếu là Nhiệt bế thì dùng Ngưu hoàng hoàn. Nếu là Lãnh bế thì dùng Quất bán chấp thang. Nếu nhiệt bế quá nặng, ngực chảy, táo bón thì dùng thuốc Công tà như Tam hoá thang. Chứng Thoát thì miệng há là Tâm tuyệt, mắt nhắm là Can tuyệt, tay xoè là Tỳ tuyệt, tiếng thở khò khè là Phế tuyệt, són đái là Thận tuyệt… Lại còn các chứng tóc dựng đứng, đầu lắc lư, mắt nhìn ngược mặt đỏ như bội phần. mồ hôi ra như giọt châu… đều là chứng thoát tuyệt. Những loại hình đó nên dùng Lý trung thang gia Sâm hơn một lạng để ôn bổ nguyên khí. Nếu hàn đờm nghẽn tắc thì dùng Tam sinh ẩm thêm Nhân sâm để quét bỏ đờm, may ra trong 10 người thì cứu được 2, Trúng Huyết Mạch là trúng ở khoảng bán biểu bán lý, các chứng trạng miệng mắt méo xệch, bán thân bất toại là thuộc loại này Dùng thuốc nên hoà giải cho uống bài Đại Tần giao thang gia Trúc lịch, Khương chấp, Câu đằng. Lại có phân chia bệnh thuộc khí và huyết; nếu thuộc khí hư bệnh nghiêng về bên phải thì dùng theo Tứ quân tử thang. Bệnh thuộc huyết hư nghiêng về bên trái thì dùng Tứ vật thang liều cao. Khí huyết đều hư, cả trái phải đều mắc bệnh thì dùng Bát trân thang. Đó là những phép lớn để chữa trúng phong..