Thập Nhị Chính Kinh Và Thập Nhị Thủy Kinh

  Bàn luận Y học cổ truyền

Mười hai Kinh mạch của cơ thể con người, bên ngoài hợp với mười hai dòng nước Thanh, Vị, Hải, Hồ, Nhữ, Thằng, Hoài, Loa, Giang, Hà, Tế, Chương ở bên trong cơ thể thuộc về ngũ tạng lục phủ. Mười hai kinh thủy được nước để lưu hành; ngũ tạng con người tàng thần, chí, hồn, phách,.. những hoạt động tinh thần biểu hiện ở bên ngoài, lục phủ thụ nạp thủy cốc, hóa sinh khí tinh vi chuyển đến khắp nội ngoại toàn thân; mười hai kinh mạch thụ nạp huyết dịch để vận chuyển đến trăm mạch toàn thân.

Thập nhị kinh thủy
Kinh thủy đồ

Túc dương minh ở bên ngoài tương hợp với Hải thủy. trong thuộc Vị phủ. 

Túc thái dương kinh ở bên ngoài tương hợp với Thanh thủy bên trong thuộc Bàng quang mà thông với thủy đạo. 

Túc thiếu dương kinh ở bên ngoài tương hợp với vị thủy ở bên trong thuộc Đởm phủ. 

Túc thái âm kinh bên ngoài tương hợp với Hồ Thủy, ở bên trong thuộc Tỳ tạng. 

Túc quyết âm kinh ở bên ngoài tương hợp với Thằng thủy, ở bên trong thuộc Can tạng. 

Túc thiếu âm kinh ở bên ngoài tương hợp với Nhữ thủy ở bên trong thuộc Thận tạng. 

Thủ dương minh kinh ở ngoài tương hợp với Giang thủy ở bên trong thuộc Đại trường. 

Thủ thái dương kinh ở bên ngoài tương hợp với Hoài thủy, ở bên trong thuộc Tiểu trường, Tiểu trường phân biệt trong trọc, đi xuống vào bàng quang cho nên thông điều thủy đạo

Thủ thiếu dương kinh ở bên ngoài tương hợp với Loa thủy, ở trong thuộc Tam tiêu. 

Thủ thái âm kinh ở bên ngoài tương hợp với Hà thủy, ở bên trong thuộc Phế tạng. 

Thủ quyết âm kinh ở bên ngoài tương hợp với Chương thủy bên trong thuộc Tâm bào. 

Thủ thiếu âm kinh ở bên ngoài tương hợp với Tế thủy, ở bên trong thuộc Tâm tạng.

Mười hai kinh mạch của ngũ tạng lục phủ kể trên tựa như mười hai kinh thủy vậy, bên ngoài có nguồn, bên trong có những bẩm thụ, trong ngoài quán xuyến nhau, như cái vòng tròn không chỗ hở múi, ở trong cơ thể không ngừng tuần hành. Nói về giới tự nhiên, trời trong khinh (nhẹ) ở trên là dương, đất đục nặng ở dưới thuộc âm. Nói về cơ thể con người, bộ vị từ thắt lưng trở lên như trời là dương, bộ vị từ thắt lưng trở xuống như đất là âm. Lấy trên dưới nam bắc của mười hai kinh thủy chia làm âm dương, ở phía bắc Hải thủy là âm, ở phía bắc Hồ thủy là dương trong âm, ở phía nam Chương thủy là dương, phía bắc Hà thủy là âm trong dương, phía nam Hoài thủy đến Giang thủy là dương trong dương. Đây là tình trạng lấy lưu vực sông ngòi của nước ta (Trung Quốc) phân chia âm dương, cũng là ý nghĩa tương ứng trời đất đối với kinh mạch trong cơ thể con người.