Thương nhĩ tử hay gọi là Ké đầu ngựa , một loại cây mọc hoang ở khắp Việt Nam nhưng có tác dụng rất thần ky cho các chứng bệnh như Viêm xoang, đau khớp,..
Tên gọi Thương nhĩ tử
Tên gọi: Ké đầu ngựa, Đài nhĩ thật, Ngưu sắt tử, Hồ tẩm tử, Thương lang chủng, Miên đường lang, Thương tử, Hồ thương tử, Ngạ sắt tử, Thương khỏa tử, Thương nhĩ tật lê.
Tên khoa học: Xanthium strumarium L Họ: Cúc – Asteraceae
Mô tả cây Thương Nhĩ
Cây Thương Nhĩ hay cây Ké đầu ngựa thuộc dòng cây thân thảo sống hằng năm. Thân hình trụ được phủ bằng lông cứng, có nhiều khía cạnh.
Lá hình đa giác cũng có nhiều lông bao phủ mép có nhiều răng cưa. Lá mọc so le dài khoảng 10cm với 3 gân chính.
Hoa Ké đầu ngựa mọc ở các kẽ lá, màu xanh lục nhạt. Đầu hoa trên lưỡng tính, hình ống, không có mào lông, tràng có 5 thùy. Đầu hoa dưới là hoa cái, không có tràng và mào lông.
Quả bế kép, hình trứng, có vỏ, cứng và rất dai. Đầu quả có hai sừng nhọn, xung quanh được bao phủ bởi nhiều gai móc. Quả dài khoảng 12 – 15 mm, rộng khoảng 7 mm.
Phân bố và thu hoạch cây Thương Nhĩ
Phân bố:
- Việt Nam: dọc Bắc, Trung, Nam
- Trung Quốc: Hắc Long Giang, Liêu Ninh, Nội Mông và Hà Bắc.
Thu hoạch:
- Thu hoạch cành lá: Thu hoạch quanh năm.
- Thu hoạch quả: đợi quả chín rồi hái về phơi hay sấy khô.
Bào chế và bảo quản Thương Nhĩ
Bào chế:
- Theo Trung y: Hái lấy quả phơi khô. Khi dùng sao chín già bỏ hết gai hoặc tẩm rượu đỏ chín.
- Theo kinh nghiệm Việt Nam: Rửa sạch phơi khô, sao cháy, Hết gai, xát (bằng găng tay) sấy bỏ gai , giã dập khi bốc thuốc thang.
- Tán bột làm hoàn tán.
- Nấu cao lỏng (1ml = 4g dược liệu)
Bảo quản: Để nơi khô ráo, để trong lọ kín
Thành phần hóa học và tác dụng dược lý của Thương Nhĩ Tử
Tác dụng dược lý:
Hạt Ké đầu ngựa chứa 9,2% dầu béo, trong đó các axit béo là: axit palmitic 5,32%, axit stearic 3,68%, axit oleic 26,8%, acole linoleic) 64,20%. Các unaponifia chứa rượu ceryl, và-sitosterol. Lecithin (33,2%) và cephalin (66,8%) được tìm thấy trong chất béo không hòa tan acetone. Cũng chứa xanthroside (strumaroside), đó là-sitosterol–D-glucoside (-sitos-terol–D-glucoside); glucose (fructose), sucrose (su -crose); axit tartaric, axit succinic, axit fumaric, axit malic, leucine, phenylalnine, glycine ), Axit aspartic, măng tây. Nó cũng chứa protein, trong đó các axit amin là: glycine, serine, axit aspartic, axit glutamic, alanine, valine, leucine và lysine ( lysibne), asparagine, tyro-sin, threonine, proline, arginine, phenylalanine. Axit 1,2,5-tri-O-caffeoylquinic (axit 3,5-di-O-caffeoylquinic), Axit 3,5-di-O-caffeoylquinic).
Hạt nhân chứa 40% dầu béo, trong đó các axit béo là: axit palmitic 1,5% -2,0%, axit stearic 7,0% -7,5%, axit oleic 26,7%, axit linoleic 64,8% và cũng chứa aminoquinone (hydroquinone), atractylodesin (Atracyloside).
Vỏ hạt chứa hydroxyatractin (carboxyatracyloside).
Tác dụng dược lý:
1. Hạ đường huyết: glycoside tinh thể màu trắng (C31H-48O24S2) chứa 1mg / kg, có thể làm giảm lượng đường trong máu ở thỏ bình thường.
2. Tác dụng đối với hệ hô hấp: Xanthium 100% thuốc sắc 0,3ml / dạ dày, có tác dụng chống ho gà trên chuột, 15ml / kg không có tác dụng tiêu diệt đối với thỏ. Tiêm Liniment có hưng phấn hô hấp trên ếch, và liều lớn có tác dụng ức chế.
3. Tác dụng tim mạch: Tiêm tĩnh mạch tiêm Cangerzi có tác dụng hạ huyết áp tạm thời đối với thỏ và chó.
4. Tác dụng chống viêm: Các diterpene acacia glycoside có trong sản phẩm này có tác dụng chống viêm bằng xét nghiệm phù nề chuột carrageenan. Tiêm trong màng bụng, tiêm dưới da và LD50 đường uống lần lượt là 2,9, 5,3 và 350 mg / kg.
5. Tác dụng kìm khuẩn nhất định đối với Staphylococcus aureus in vitro, và chiết xuất acetone hoặc ethanol của nó cũng có tác dụng kìm khuẩn đối với Trichophyton rubrum in vitro.
Chú ý độc tính của Ké Đầu Ngựa (Thương Nhĩ Tử): Dùng quá liều có thể gây nên các hiện tượng thở khó khăn và co giật, tổn thương gan và thoái hóa thận, tắc nghẽn phổi và não, phù,… có thể gây tử vong.
Thương Nhĩ Tử trong y học cổ truyền
Khí vị: cay, đắng, ấm và hơi độc
Quy kinh: Thủ Thái âm Phế
Công năng: Tán phong, khu thấp, kháng khuẩn, làm thông mũi, chỉ thống.
Chủ trị: đau đầu phong hàn, tỵ uyên, răng đau, phong hàn thấp tý, tay chân co đau, ghẻ chốc, ngứa ngáy.
Kiêng kỵ:
- Đau đầu, tý thống do huyết hư không được dùng (Trung dược đại từ điển)
- Huyết hư đau đầu không nên dùng. Uống quá liều dễ trúng độc. (Trung dược học)
- Không dùng cùng thịt heo, thịt ngựa, nước vo gạo. (Đường bản thảo)
- Tán khí hao huyết, người hư không uống. (Bản thảo tái tân)
Chú ý: Dùng quá liều sẽ gây độc, nôn, đau bụng và ỉa chảy.
Liều lượng: Thường dùng 4 -12g.
Ứng dụng lâm sàng Thương Nhĩ Tử
1.Chữa phong hủi:
Lá Ké đầu ngựa, lá Đắng cây, lá Thầu dầu tía, củ Khúc khắc đều 12g, lá Khổ sâm, lá Hồng hoa, lá Thanh cao, Kinh giới, Xà sàng, Bạch chỉ, đều 8g, Nam sâm 8g sắc uống.
Thuốc dùng ngoài: Lá Ké đầu ngựa, Lá Cà độc dược, lá Trắc bá, lá Cau, lá Khổ sâm, lá Ngải cứu, lá Thông, lá Quýt nấu nước trước xông, sau tắm.
2. Chữa các bệnh phong, dị ứng gan, mẩn ngứa, mày đay:
Ké đầu ngựa 15g, Kinh giới bông 10g, Muồng trâu 15g, Cỏ Mần trầu 15g, Cam thảo đất 10g, Bạc hà 10g, Cỏ hôi 10g, Bèo tai tượng 15g, Chổi đực 10g, Nghể bà 10g. Các vị hiệp chung một thang, đổ một bát nước, sắc còn 8 phần, uống ngày 1 thang (Kinh nghiệm ở An giang).
3. Trị khí kết, ngực đau, bụng đầy, ăn kém, tiêu tiểu bí.
Kim ngân hoa 30g, Dã cúc hoa 30g, Tân di hoa 10g, Thương nhỉ tử 20g, Sinh ý dĩ nhân 20g; Đào nhân, Hoàng cầm, Bạch chỉ mỗi vị 10g. Sắc nước uống, mỗi ngày 1 thang.
4. Điều trị Viêm xoang sưng đau cổ họng, nghẹt mũi, đau đầu
Chuẩn bị 20g thương nhĩ tử, 30g kỵ thảo, 6g chỉ hương, 10g kinh giới, 4g kim bồn thảo, 60g gạo tẻ. Trước tiên sắc các vị dược liệu lấy nước rồi đem hầm chung với gạo tẻ thành cháo. Khi cháo chín nhừ, nêm thêm một chút đường vào, quậy tan, dọn ra chờ cháo nguội bớt, ăn hết trong 1 lần.
Điều trị bệnh viêm xoang do đởm nhiệt: Dùng thương nhĩ tử lượng vừa đủ kết hợp với mật lợn và 240g cành lá cây thổ hoắc hương. Hai vị dược liệu đem sao khô, tán thành bột, trộn chung với mật lợn làm hoàn. Liều dùng mỗi ngày 15g theo đường uống.