Hương Nhu

  Thuốc nam

Hương nhu là một loài cây mọc hoang ở khắp Việt Nam, mùi thơm nhẹ thường được dùng để xông giải cảm, gội đầu, đun nước tắm,… Hương nhu cũng là một vị thuốc nam có hiệu quả cao trong điều trị nhiều chứng bệnh, song cách dùng hương nhu có rất nhiều điều kiêng kỵ cần chú ý.

Hình ảnh cây Hương nhu trắng
Cây Hương nhu trắng

1.Tên gọi: Hương nhu trắng, Hương nhu tía, É tía, Hương nhung, Mật phong thảo,Trần hương nhụ, Hương nhự.

2. Tên khoa học

Cây hương nhu trắng: Ocimum gratissimum L.

Cây hương nhu tía: Ocimum tenuiflorum L.

Cả hai cây cùng họ: Lamiaceae

3. Mô tả cây:

Hương nhu là loại cây nhỏ, sống lâu năm, thân gỗ cao từ 1m-1.5m. Mọc nhiều cành thành bụi, cành màu lục hoặc tím tía có lông khi còn non. Lá thuôn dài, mọc đối xứng, mép có khía răng thô, lá có lông phủ đều hai mặt.

Cụm hoa mọc ở kẽ lá hoặc dầu cành thành chùm xim, đôi khi phân nhánh ở gốc, lông mọc chi chít; lá bắc không cuống, sớm rụng; hoa màu trắng hoặc màu tía, cứ 5-6 hoa xếp thành một vòng.

Quả bế tư,màu nâu, hình cầu mặt sần sùi.

Cây phát triển mạnh từ tháng 4-7.

4. Phân bố

Cây mọc hoang khắp Việt Nam.

Ngoài ra mọc rải rác[r Trung Quốc,Lào, Cam-pu-chia, Ấn Độ.

5. Bào chế và bảo quản

Dùng tươi: Rửa sạch, vắt lấy nước dùng.

Dùng khô: Rửa sạch, cắt khúc, phơi âm can.

Bảo quản nơi thoáng mát, khô ráo, tránh ánh sáng trực tiếp.

6. Thành phần hóa học

Cavacrol 10,15%, Transbergamotene 10,90%, b-Caryophyllene 10,93%, Thymol 9,82%, Humulene 11,83%, b-Bisabolene 12,64%, Terpinene-4-Ol 7,19%,g-Terpinene 4,35%, p-Cynmene 4,06%, Camphene 2,62%, a-Pinene 1,23%, b-Farnesene 0,25%, Limonene 0,15% (Trương Cấn Ôn, Trung Thảo Dược 1990, 21 (3): 138).

Elshotzidol (Chinese Herbal Medicine).

Có tinh dầu tỷ lệ khác nhau (0,2 – 0,80%), thành phần chủ yếu của tinh dầu là: Ogennola (45 – 70%). Ngoài ra còn có cacvacrola, O. xymen, P.xymen, camphen, limonen, alpha và bêta pinea.

Trong Hương nhu Trung quốc có chừng 1% tinh dầu mà thành phần chủ yếu là chất elsholtzia – xeton và sesquitecpen.

Hình ảnh Cây Hương nhu tía
Cây Hương nhu tía

7. Tác dụng dược lý

7.1. Tác dụng kháng khuẩn: Ở Việt Nam, tác dụng kháng khuẩn của tinh dầu hương nhu đã được Viện nghiên cứu Đông y thí nghiệm trên các chủng sau với sự đánh giá bằng đường kính vòng vô khuẩn. Với Bacillus mycoides có vòng vô khuẩn: 22 mm, B.subtilis: 60, Diplococcus pneumoniae: 0 (không có tác dụng), Escherichia coli: 15, Klebsiella sp: 12, Mycobacterium tuberculosis: 18, Proteus vulgaris: 18, Salmonella typlii: 22, Shigella dysenteriae: 30, Sh.flexneri: 12, Staphylococcus aureus: 20, Streptococcus haemolyticus: 15 (Bộ Y tế – Công trình nghiên cứu khoa học y dược 1977 – 189).

7.2. Tác dụng chống viêm, giảm đau, hạ sốt:

Dạng dịch chiết bằng methanol và dạng nhũ dịch điều chế từ hương nhu đã được thí nghiệm về các tác dụng chống viêm, giảm đau và hạ sốt. Kết quả cho thấy cả 2 dạng bào chế trên đều có tác đụng tốt. vẻ tác dụng chống viêm, các dạng bào chế đều ức chế phù gan bàn chân chuột cống trắng cho carragenin gây nên trên mô hình gây viêm cấp tính và ức chế sự hình thành dịch ri, tổ chức hạt trong mô hình gây viêm mạn đo tiêm dầu croton gây nên.

7.3. Các tác dụng khác:

Tinh dầu hương nhu tía còn được chứng minh là có tác dụng diệt amib – Entamoeba moskowskii trên môi trường nuôi cấy với nồng độ 1:1280 (Bộ Y tế. Công trình nghiên cứu khoa học y dược 1977 – 196). Ngoài ra, tinh dầu hương nhu tía đã được xác định có tác dụng kháng histamin trong thí nghiệm gây co bóp hồi trường cô lập chuột lang (Bộ Y tế. Công trình nghiên cứu khoa học y dược 1977-198).

8. Bồ công anh trong y học cổ truyền

Khí vị: Vị cay,khí hơi ôn, không độc.

Quy kinh: Túc Dương Minh Vị, Túc Thái Âm Tỳ,Túc Thiếu âm Thận.

Công năng: Phát hãn, giải thử, lợi tiểu, tiêu thũng.

Chủ trị:  cước khí hàn thấp, Trị mùa hè bị sốt, sợ lạnh, không mồ hôi, đầu đau, ngực đầy, thử thấp, phù thũng, phong thủy, bì thủy 

“Chữa hoắc loạn đau xoắn trong dạ dày, chữa cảm nắng tiểu tiện sản khó đi, tan thủy thũng, có công dụng suốt từ trên xuống dưới, phế kinh được nó thì vận hành được khí trong trẻo mà nhiệt tự hạ xuống, trừ miệng hôi, dẹp khí đục đưa khí trong trở lại, tỳ kinh được nó thì hỏa uất tự giáng xuống mà khi không đưa lên, giải nhiệt trừ phiên, điều hòa trung tiêu, làm ấm dạ dày. Lại nói: ngăn được chảy máu mũi và lưỡi thốt nhiên ra huyết. Là vị thuốc chủ yếu chữa chứng Hoắc loạn gân co rút.”

(Dược phẩm vậng yếu- Hải Thượng Lãn ông Y Tâm Lĩnh)

Kiêng kỵ:

  • Uống nhiều bị hao khí
  • Vì tính của Hương nhu ôn vì vậy, không nên uống nóng vì có thể bị nôn
  • Người trúng nhiệt: kiêng dùng.
  • Người chân khí hư yếu: không nên uống nhiều
  • Mồ hôi nhiều, biểu hư: cấm dùng

Liều lượng thường dùng: 6 – 12g dùng tươi, liều lượng có thể tăng.

Chú ý: Thuốc sắc Hương nhu phải uống nguội, uống nóng dễ nôn. Lúc dùng thuốc uống giải cảm cần sắc nhanh.

Lúc dùng uống tiêu phù và các bệnh khác cần sắc lâu và cô đặc.

9. Ứng dụng lâm sàng

Nước ép Hương nhu điều trị một số bệnh:

  • Tâm phiền
  • Miệng hôi
  • Chảy máu lưỡi
  • Chảy máu cam
  • Phù thũng

Trị Cảm thử (cảm nắng,say nắng): về mùa hè biểu hiện sốt sợ lạnh, không ra mồ hôi, đau bụng, nôn hoặc tiêu chảy thường gặp trong bệnh cúm thể tiêu hóa hoặc viêm ruột cấp thường dùng Hương nhu phối hợp với Hậu phác, Biển đậu sao để tăng tác dụng trừ thấp như bài:

HƯƠNG NHU ẨM ( Hòa lợi cục phương) Hương nhu 12g, Bạch biển đậu 12g, Hậu phác 8g, sắc nước uống, chia 2 lần; nếu nôn gia gừng tươi.

Hoặc làm thuốc xông giải cảm: lá chanh, sả, hương nhu, bưởi, tía tô, kinh giới, hoắc hương, quế, gừng, bạc hà, húng chanh, tre, dâu… Mỗi lần dùng 5-10 loại lá tùy điều kiện, tổng lượng khoảng 600-1.000 g. 

Hình ảnh thuốc xông Hương nhu
Nồi thuốc xông

Trị đầu đau do thương thử, sốt, sợ lạnh, nôn mửa, tiêu chảy, phiền muộn, khát nước, tiểu vàng, tiểu đỏ: Hương nhu, Cát căn, Ngư tinh thảo, Điền cơ hoàng, Thập đại công lao, mỗi thứ 12g, Thạch xương bồ 8g, Mộc hương 4g. Sắc uống

Trị phù thủng, không ra mồ hôi, rêu lưỡi dày, ăn ít: Hương nhu, Bạch truật, mỗi thứ 12g. Sắc uống

Trị phù thủng không có mồ hôi, tiểu đỏ, tiểu ít: Hương nhu 12g, Bạch mao căn 40g, Ích mẫu thảo 16g, Sắc uống

Trị nôn mửa, tiêu chảy: Hương nhu, Tử tô, Mộc qua đều 12g. Sắc uống

Trị trường vị viêm cấp tính, kiết lỵ: Hương nhu, Hồng lạt liệu, Thanh hao, đều 12g sắc uống

Trị đầu đau do thương thử, sốt, sợ lạnh, nôn mửa, tiêu chảy, phiền muộn, khát nước, tiểu vàng, tiểu đỏ: Hương nhu, Cát căn, Ngư tinh thảo, Điền cơ hoàng, Thập đại công lao, mỗi thứ 12g, Thạch xương bồ 8g, Mộc hương 4g. Sắc uống

Trị phù thủng, không ra mồ hôi, rêu lưỡi dày, ăn ít: Hương nhu, Bạch truật, mỗi thứ 12g. Sắc uống

Trị phù thủng không có mồ hôi, tiểu đỏ, tiểu ít: Hương nhu 12g, Bạch mao căn 40g, Ích mẫu thảo 16g, Sắc uống

Trị nôn mửa, tiêu chảy: Hương nhu, Tử tô, Mộc qua đều 12g. Sắc uống

Trị trường vị viêm cấp tính, kiết lỵ: Hương nhu, Hồng lạt liệu, Thanh hao, đều 12g sắc uống

Trị phù do viêm cầu thận cấp hoặc do dị ứng: đầu mặt phù, sợ lạnh, không ra mồ hôi, thường phối hợp với các vị thuốc kiện tỳ lợi tiểu khá như Bạch linh, Bạch truật, Bạch mao căn hoặc chống dị ứng như Kim ngân hoa, Thổ phục linh.

Trị viêm cầu thận cấp thể nhẹ có thể dùng bài:

  • Hương nhu, Bạch truật mỗi thứ 12g sắc uống.
  • Hương nhu 12g, Bạch mao căn 40g, Ích mẫu thảo 12g, Kim ngân hoa 20g, sắc nước uống.