Vị thuốc này như chuối ngọc vàng xâu lại với nhau nên có tên gọi Hoàng Liên. Nó được sử dụng từ cách đây 2000 năm và được ghi chép lại trong cuốn “Thần nông bản thảo kinh”- cuốn sách về dược liệu đầu tiên của Trung Hoa.
1.Tên gọi: Hoàng liên, Hoàng liên chân gà, Hoàng liên ô rô, Thích hoàng bá, Mã hồ, Thập đại công lao, Thích hoàng liên, Thổ hoàng liên,…
2. Tên khoa học: Coptis chinensis Franch. Họ: Ranunculaceae
3. Mô tả
Hoàng liên là một loài cây cỏ nhỏ, sống lâu năm, độ cao 20-35cm. Lá mọc so le, từ thân rễ, có cuống dài. Phiến lá gồm 3-5 lá chét. Mỗi lá chét lại chia thành nhiều thùy, mép có răng cưa to. Đầu mùa xuân sinh trục mang hoa dài chừng 10cm. đầu trục có 3-4 hoa màu trắng, nhiều lá noãn rời nhau.
4. Phân bố và thu hái
Cây hoàng liên mọc hoang ở các vùng núi cao 1.500-2.000m tại Lào Cai (Sapa), dãy núi Hoàng Liên Sơn, khu Tây Bắc
Sau 5 năm trồng bắt đầu có thể thu hoạch. Cần thu hoạch vào thu đông, nếu để sang xuân chất lượng sẽ kém. Hoàng liên hái về, rửa sạch phơi hay sấy khô là được.
5. Bào chế và bảo quản
Cho Hoàng liên vào trong túi vải, xát cho sạch lông gĩa mát dùng, hoặc ngâm trong nước tương 2 giờ vớt ra, sấy khô bằng gỗ liễu để dùng (Lôi Công Bào Chích Luận).
Chải sạch rửa tạp chất (không nên ngâm lâu sẽ mất chất), ủ đến vừa mềm, thái mỏng phơi trong râm cho khô (dùng sống) hoặc tẩm rượu sao qua.
Bảo quản: Nơi khô ráo, tránh ánh sáng trực tiếp và mối mọt.
6. Thành phần hóa học
Thân rễ hoàng liên chứa nhiều alcaloid, hàm lượng từ 5 – 8%. Chủ yếu là berberin, ngoài ra còn chứa worenin, coptisin, palmatin, jatrorrhizin, magnoflorin.
Cả cây hoàng liên đều có alcaloid nhưng tỷ lệ trong các bộ phận của cây thay đổi theo các giai đoạn sinh trưởng và thời tiết. Vào khoảng tháng 9 – 10 ở thân rễ và rễ nhỏ có hàm lượng berberin cao. Ở lá già trước khi rụng, vào khoảng tháng 7 – 10 có hàm lượng alcaloid cao. Ở hoa có khoảng 0,56% và hạt chứa 0,23% berberin. Ngoài alcaloid trong rễ hoàng liên còn có tinh bột, acid hữu cơ như acid ferulic…
7. Tác dụng dược lý
Tác dụng kháng khuẩn (vàng nho aureus, Streptococcus tán huyết, phế cầu, não mô cầu, kiết lỵ trực khuẩn, bệnh than, vv); hoạt tính kháng virus (ức chế cúm siêu vi B gan nhiễm độc, vv) Và vai trò của côn trùng kháng nguyên.
Tác dụng đối với hệ tim mạch: Coptis chứa berberine, có thể chống lại chứng loạn nhịp tim, ngăn chặn cạnh tranh các thụ thể α, giảm sức cản ngoại biên, nhịp tim chậm , giảm huyết áp và có tác dụng kích thích dương tính.
Giải độc: chống lại độc tố vi khuẩn, giảm Staphylococcus aureus coagulase, hemolysin titer và giảm độc lực của E. coli.
Tác dụng chống viêm: ức chế nhiều loại viêm thực nghiệm, hoạt chất là berberine và cơ chế chống viêm có liên quan đến việc kích thích giải phóng corticosteroid.
Tác dụng hạ sốt: Nó có liên quan đến sự ức chế sản xuất cAMP ở tế bào thần kinh ở vùng PO / AH trung tâm.
ức chế kết tập tiểu cầu
chống loét , ức chế tiết acid dạ dày, dạ dày hiệu quả bảo vệ niêm mạc.
8. Hoàng Liên trong y học cổ truyền
Khí vị: Vị đắng, tính hàn, không có độc, vào tâm kinh, vị hậu hơn khí là âm dược.
Quy kinh: thủ Thiếu âm Tâm, thủ Dương minh Đại trường, túc Thiếu âm Thận, túc Dương minh Vị, túc Thái âm Tỳ
Công năng: Thanh nhiệt táo thấp, thanh tâm trừ phiền, giải độc, chỉ huyết
Chủ Trị: Trị Tâm hỏa thịnh, phiền táo, miệng lở,nôn mửa do Vị nhiệt,kiết lỵ do thấp nhiệt, tiêu chảy, mắt đỏ, mắt sưng đau, lở loét do nhiệt độc, thấp chẩn
“Trấn can lương huyết, điều hòa trường vị, bổ đởm tả tâm, ráo – chất thấp, khai uất trừ phiên giải khát, sát trùng trừ giun lợi thủy sáng mắt, trừ chứng bĩ, tiêu cam tích, thanh uất nhiệt của tâm hỏa, trị chứng phát cuồng bởi dương độc, chứng kiết lỵ bởi thử nhiệt, chúng bị đầy bởi độc rượu, chứng trường phong hạ huyết, chứng hồi hộp, chữa khỏi đau bụng, cồn cào trong bụng, trị trẻ con viêm mũi (tỵ nặc) (dưới mũi có hai lằn đỏ, dùng nước vo gạo rửa, rồi rắc bột Hoàng liên vào), hết thảy chứng thấp nhiệt, mình gây, hơi thở gấp, nhiệt độc lưu hành, các chứng sang lở ác sang.”
Dược phẩm vậng yếu- Hải Thượng Lãn ông Y Tâm Lĩnh
Hợp dụng:
- Ghét các vị Cúc hoa, Huyền sâm, Nguyên hoa, Bạch tô bì, Bạch cương làm.
- Sợ Khoản đồng hoa, Ngưu tất, kỵ thịt lợn và Hoàng cầm.
- Dùng Long cốt, Liên kiều làm sứ
- Có khả năng giải độc Ba đậu, và Phụ tử.
- Cùng dùng với Mộc hương chữa kiết lỵ, cùng dùng với Chỉ xác chữa bệnh trĩ
- Cùng dùng với Quan quế làm cho tâm thận giao nhau nhanh chóng.
Kiêng kỵ: Trong trường vị có hàn, bệnh thương hàn mà cho hạ sớm quá, làm cho âm hư mà ỉa ra máu cũng như tổn hại tỳ mà huyết chẳng về nguồn, cho đến chứng huyết ít khí hư, phiên nóng tiêu khát, tỳ vị hư yếu, đàn bà đã huyết hư phát sốt, đau bụng ỉa chảy, hết thảy chứng tương tự như lỵ mà không phải ly… đều cấm dùng
Chú ý:
- Tả Tâm hỏa thì dùng sống.
- Trị can đởm thực hỏa thì tẩm sao với mật heo.
- Trị can đởm hư hỏa thì tẩm sao với dấm.
- Trị hỏa ở thượng tiêu thì sao với rượu.
- Trị hỏa ở trung tiêu thì sao với nước gừng.
- Trị hỏa ở thượng tiêu thì sao với nước muối hoặc sao với Phác tiêu.
- Trị thấp nhiệt hỏa ở phần khí thì tẩm với Ngô thù du.
- Trị phục hỏa trong phần huyết thì sao với nước Can tất.
- Trị thực tích hỏa thì sao với Hoàng thổ
Liều lượng: 2- 12g.
9. Ứng dụng lâm sàng
Trị tà hỏa nung nấu bên trong, bức bách huyết vận hành bậy gây nên nôn ra máu, chảy máu cam: Hoàng liên 8g, Hoàng cầm12g, Đại hoàng 16g. Sắc uống (Tả Tâm Thang – Thương Hàn Luận).
Trị lở loét do nhiệt độc: Hoàng liên, Hoàng cầm, Hoàng bá mỗi thứ 8g, Chi tử 12g. Sắc uống (Hoàng liên Giải Độc Thang – Ngoại Đài Bí Yếu).
Trị kinh Tâm có thực nhiệt: Hoàng liên 28g, sắc với 1,5 chén nước, còn 1 chén, uống ấm
Trị nôn mửa ra nước chua, đau sườn trái: Hoàng liên 6 phần, Ngô thù du 1 phần. Tán bột, làm viên mỗi lần uống 4g, ngày 2 lần, với nước nóng
Trị tâm phiền, ảo não, phản vị, hoản sợ, hồi hộp, nhiệt ở phần trên: Hoàng liên 20g, Chu sa 16g, Cam thảo 10g. tán bột. Lấy rượu chưng, trộn thuốc bột làm thành viên, to bằng hạt lúa lớn. mỗi lần uống 10 viên (Hoàng liên An Thần Hoàn – Nhân Trai Trực Chỉ).
Trị bệnh sốt mà dư nhiệt chưa dứt, nóng nảy trong ngực không ngủ: Hoàng liên 3,2g, A giao 8g, Kê tử hoàng 1 cái, Thược dược 12g, Hoàng cầm 8g. Sắc uống (Hoàng Liên A Giao Thang – Thông Tục Thương Hàn Luận).
Trị tâm thận bất giao, hồi hộp, không ngủ được: Xuyên liên 20g, Nhục quế tâm 2g. tán bột, trộn với mật làm viên, uống với nước muối nhạt, lúc đói (Giao Thái Hoàn – Tứ Khoa Giản Hiệu).
Trị thấp nhiệt uất tích ở can đởm, mắt đỏ, mắt sưng đau, ra gió chảy nước mắt, mắt mờ: Hoàng liên 8g, Thiên hoa phấn 12g, Hoàng cầm 8g, Chi tử 12g, Cúc hoa 12g, Xuyên khung 4g, Bạc hà 4g, Liên kiều 12g, Hoàng bá 8g. Sắc uống (Hoàng Liên Thiên Hoa Phấn Hoàn – Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
Trị ruột viêm, lỵ trực khuẩn: Hoàng liên 80g, Mộc hương 20g. Tán bột, làm viên, mỗi lần uống 2 – 8g, ngày 2-3 lần với nước (Hương Liên Hoàn – Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
10. Phân biệt
10.1. Hoàng liên gai (Berberis wallichiana DC. họ Berberidaceae.)
Cây bụi, cao 2-3m có những cành vươn dài, vỏ thân màu vàng xám nhạt, mỗi đốt, dưới chùm lá có gai 3 nhánh, dài 1 – 1,5cm. Lá mọc chum 3-4 lá, có khi tới 8 lá ở mỗi đốt. Cuống lá ngắn 0,5-1cm, phiến lá nguyên, hình mác, mép có răng cưa to, cứng dài 16-17cm, rộng 46cm, mặt trên màu xanh lục nhạt, mặt dưới màu trắng. hoa màu vàng, mọc thành chum. Quả mọng hình trái xoan, dài khoảng 1cm mọc trên một cuống dài 30-35mm, khi chín có màu tím đen trong chứa 3-4 hạt đen dài 5-6mm, rộng 2-3mm. Mùa quả ở Sapa: tháng 5-6
10.2. Thổ hoàng liên Thalictrum foliolosum DC. Họ: Ranunculaceae
Thổ hoàng liên là một cây nhỏ, cao chừng 40-50cm, mỏng, mềm nhẵn. Lá kép 3 lần lông chim có bẹ, cuống lá chính dài 10-15cm, cuống lá bậc hai dài 5-7cm, cuống bậc 3 dài 1- 3cm. Lá chét hình tròn hay bầu dục, mép khía tai bèo, phiến lá dài, lá màu xanh lục, mặt dưới nhạt hơn. Hoa nhỏ, cánh mỏng hơi phớt tím. Quả nhỏ, hình hạt thóc, đầu hơi có mỏ. Thân rễ to, thô, đường kính 0,3-0,5cm có nhiều mấu, mấu cách nhau chừng 0,5-1cm, bẻ ngang thấy rất nhiều xơ, thịt màu vàng tươi, vàng trắng.
10.3. Hoàng liên ô rô Mahonia bealei (Fortune) Pynaert Họ: Berberidaceae
Hoàng liên ô rô: cây bụi, cao 2 – 3 m. Thân và rễ màu vàng. Lá kép hình lông chim, mọc so le, dài 15 – 35 cm, có 7 – 15 lá chét không cuống hình bầu dục hoặc hình trứng lệch, dài 3 – 9 cm, rộng 2,5 – 4,5 cm, dày và cứng, lá chét tận cùng to hơn và có cuống, gốc tròn hoặc hơi hình tim, đầu nhọn sắc, mép khía răng nông như gai sắc nhọn, gân chính 3 và gân phụ kết thành mạng nổi rõ.Cụm hoa mọc thành bông ngắn hơn lá ở ngọn; lá bắc nhỏ; hoa nhiều màu vàng; lá đài 9 xếp thành 3 vòng; cánh hoa 6, nhỏ hơn lá đài trong; nhị 6, bao phấn dài hơn chỉ nhị; bầu hình trụ. Quả thịt, chứa 1 hạt. Mùa hoa vào tháng 10 – 11, mùa quả: tháng 12 – 2.