Đào Nhân

  Thuốc bắc, Thuốc nam

Đào là một loại trái cây thơm, ngon, bổ dưỡng được nhiều người ưa chuộng. Hạt đào thường được vứt bỏ sau khi ăn nhưng ít người biết nó lại là một vị thuốc rất hay trong y học cổ truyền. Cùng chúng tôi tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

Hình ảnh Quả đào
Quả đào

Tên gọi vị thuốc Đào Nhân:

Đào nhân, Đào hạch nhân, Thoát hạch nhân, Thoát hạch anh nhi, hạt đào.

Tên khoa học: Prunus persica (L.) Batsch Họ: Rosaceae

Mô tả cây Đào:

Cây đào là một cây nhỏ, cao 3-4m, da thân cây nhẵn. Trên thân thường có chất nhầy đùn ra gọi là nhựa đào. Lá đơn, mọc so le, có cuống ngắn, hình mác. Phiến lá dài 5-8cm, rộng 1,2- l,5cm, mép lá có răng cưa. Khi vò có mùi hạnh nhân.

Hoa xuất hiện trước lá, màu hồng nhạt, 5 cánh, 8 nhị màu vàng. Quả hạch hình cầu, đầu nhọn có một ngấn lỏm vào, chạy dọc theo quả. Vỏ ngoài có lông rất mịn. Quả chín có những đám đỏ.

Phân bố và thu hái hoạch dược liệu Đào Nhân

Ở Việt Nam nhiều nhất tại Lào Cai (Sapa), Cao Bằng, Lạng Sơn, Hà Giang,…

Hiện được trồng ở nhiều nước như Liên Xô cũ, Trung Quốc, Lào, Việt Nam. Mọc cả ở rừng núi và đồng bằng.

Tại Trung Quốc, dược liệu Đào Nhân được thu tại các tỉnh Hà Bắc, Sơn Tây, Thiểm Tây, Cam Túc, Sơn Đông, Hà Nam, Tứ Xuyên, Vân Nam,…

Hạt đào thu hái vào tháng 7.

Bộ phận dùng làm thuốc: Nhân hạt đào, vỏ mỏng, sắc vàng nâu, nhân trong sắc trắng sữa có nhiều dầu là tốt. Thứ vỡ nát, có mọt đen là kém, không dùng.

Bào chế và bảo quản Đào Nhân

Theo Trung y:

  • Đào nhân dùng để hành huyết nên để cả vỏ va đầu nhọn dùng sống.
  • Dùng để nhuận táo hoạt huyết thì nên tẩm nước nóng, bóc vỏ, để đầu nhọn, sao vàng hoặc sao với cám, hoặc đốt tồn tính, tùy từng trường hợp.

Theo kinh nghiệm Việt Nam:

  • Khi bào chế nên chia làm 2 loại: Một loại còn nguyên vỏ và đầu nhọn, tẩm rượu, sao qua, khi dùng giã dập. Một loại tẩm nước nóng, bóc vỏ và bỏ đầu nhọn đi, sao qua, khi dùng giã dập.
  • Đôi khi dùng cho trường hợ hư yếu thì hải khử du (giá dậ, bọc giấy bản, ép hoặc đè nên để dầu thấm ra, bỏ giấy bản) để bớt tính mạnh của Đào Nhân.

Bảo quản: Đào nhân khó bảo quản, rất dễ sâu mọt. Để nơi khô ráo, đậy trong lọ kín có lót vôi sống. Nên thường xuyên kiểm tra vì dễ có mọt.

Thành phần hóa học và tác dụng dược lý của Đào Nhân

Hạt đào chứa amygdalin, 24-methylene cycloartanol, citrostadienol, 7-dehydroavenasterol và glycoside cherry hoang dã (prunasin),-sitosterol,-sitosterol, campesterol,-sitosterol-3-O–D-glucopyranoside (-sitosterol-3-O-β-D- glucopyranoside), campesterol-3-O-β-D-glucopyranoside, campesterol-3-O–D-glucopyranoside,-sitosterol-3-O-β-D- (6-O- Palmitoyl) glucopyranoside [β-sitosterol3-O-β-D- (6-O-palmityl) glucopyranoside], β-sitosterol-3-O-β-D- (6-O-oleyl) pyridine Glucosinolate [-sitosterol3-O-β-D- (6-0-oleyl) glucopyranoside], campesterol-3-O–D- (6-O-palmitoyl) glucopyranoside [campesterol3- O–D- (6-O-palmityl) glucopyranoside], campesterol-3-O-β-D- (6-O-oleyl) glucopyranoside [campesterol3-O-β-D- (6 -Oo-leyl) glucopyranoside], methyl-aD-fructofuranoside, methyl-β-D-glucopyranoside, tryptop hane), glucose và sucrose. Chứa axit chlorogen, axit 3-caffeoylquinic, axit 3-p-coumaroylquinic, axit 3-p-coumaroylquinic (3 -feruloylquinic axit), triolein glycerol. Hai thành phần protein, PR-A và PR-B, được phân lập từ nhân đào, có hoạt tính dược lý chống viêm và giảm đau mạnh. Dầu hạt đào rất giàu axit béo không bão hòa, chủ yếu là axit oleic và axit linoleic.

Trong nghiên cứu dược lý hiện đại, chiết xuất đào nhân có thể làm tăng đáng kể lưu lượng máu não, tăng lưu lượng máu của động mạch đùi, giảm sức cản mạch máu và cải thiện huyết động học. Chiết xuất có thể cải thiện vi tuần hoàn gan của động vật và thúc đẩy bài tiết mật. Thuốc sắc có tác dụng ức chế huyết khối ngoại bào và thuốc sắc có tác dụng thúc đẩy chất xơ. Thuốc sắc và chiết xuất có tác dụng giảm đau, chống viêm, kháng khuẩn và chống dị ứng. Các amygdalin trong nhân đào có tác dụng chống ho, chống hen và chống xơ hóa.

1. Loại bỏ ứ máu: Thuốc sắc và thuốc sắc này có thể làm tăng lưu lượng máu của tĩnh mạch tai thỏ bị cô lập và thư giãn các mạch máu. Tiêm tĩnh mạch vào chó gây mê có thể làm tăng lưu lượng máu động mạch đùi và giảm sức cản mạch máu, và có tác dụng giãn trực tiếp trên thành mạch. Sản phẩm này cũng ức chế đông máu và tan máu. Chiết xuất hạt đào 50mg / ml, tiêm tĩnh mạch nội mạch có thể tăng tốc lưu lượng máu trong vi tuần hoàn gan của chuột gây mê, và nó liên quan đến liều, cho thấy rằng nó có tác dụng nhất định trong việc cải thiện vi tuần hoàn bề mặt gan.

2. Tác dụng chống viêm: Hai thành phần protein đồng nhất trong thành phần protein của đào nhân, được tiêm tĩnh mạch, có tác dụng ức chế đáng kể đối với phản ứng viêm cấp tính của tai chuột do xylene.

3. Tác dụng chống dị ứng: Chiết xuất nước hạt đào có thể ức chế sản xuất kháng thể dị ứng da và tế bào tan máu lách ở huyết thanh chuột, và chiết xuất ethanol của nó có thể ức chế PCA gây ra bởi kháng thể dị ứng da có chứa huyết thanh ở chuột. Số lượng sắc tố tiết ra trong phản ứng (phản ứng dị ứng da thụ động).

4. Tác dụng khác: glycoside đắng có tác dụng chống ho. Dầu béo (dầu hạnh nhân) trong nhân đào có tác dụng đuổi côn trùng. Tác dụng đuổi côn trùng đối với giun đũa là 80,8% và tác dụng đối với giun đũa là 70%.

Hình ảnh đào nhân
Đào nhân

Đào nhân trong y học cổ truyền

Khí vị: Khí hòa bình, vị đắng nhiều ngot ít, tính hàn, không có độc, chìm mà giáng xuống, thuốc âm dược.

Quy kinh: thủ thái âm phế kinh, thủ thiếu âm tâm kinh, túc thái âm tỳ kinh

Công năng: hoạt huyết khu ứ, nhuận tràng thông tiện

Chủ Trị: chứng đau kinh, kinh bế, đau bụng sau sanh, trưng hà tích tụ, chấn thương ngã đau, phế ung, trường ung, đại tiện táo bón.

“Chữa các chứng huyết ứ, huyết bế, huyết táo, huyết kết, hành huyết chỉ thống, nhuận đại trường, bung da cứng đầu, đau san khí, ho suyễn khí nghịch lên, bán thân bất toại, trưng hà, ngứa âm hộ (đàn bà ngứa âm hộ, dùng Đào nhân giã nát như bùn đen đắp vào), trẻ con sưng trứng dài, sát trùng đuổi tà (Đào là tinh ba của năm loài mộc, trấn áp được tà tý)”

Dược phẩm vậng yếu- Hải Thượng Lãn ông Y Tâm Lĩnh

Hợp dụng:

Kiêng kỵ:

  • Phụ nữ có thai cấm dùng
  • Chứng huyết táo, hư, dùng phải cẩn thận (Y Học Nhập Môn).
  • Các chứng kinh bế do huyết kết mà không do ứ trệ, Sinh xong bụng đau do huyết hư không phải do ngưng kết thành khối, táo bón do tân dịch bất túc chứ không phải do huyết táo gây nên bí kết: không dùng.

Chú ý:

  • Dùng sống điều trị bế kinh, có hòn có cục trong bụng, bụng dưới đầy, đau do té ngã ứ huyết.
  • Dùng chín trong trường hợp hoạt huyết đại tiện khó do huyết táo.

Liều lượng: 6 – 10g đập vụn.

Ứng dụng Đào Nhân trên lâm sàng

1.Trị bệnh phụ khoa:

  • Đào nhân, Đương quy đều 10g, Hồng hoa, Tam lăng đều 5g, sắc nước uống trị chứng kinh bế do huyết ứ.
  • Sinh hóa thang ( Cảnh nhạc toàn thư): Đương qui 32g, Đào nhân 12g, Xuyên khung 12g, Chích thảo 2g, Bào khương 2g, sắc nước uống hoặc ho thêm ít rượu sắc uống. Trị chứng sau sinh đau bụng do huyết ứ. Bài thuốc còn có tác dụng tăng sữa cho người mẹ.
  • Đào hồng tứ vật thang ( Y tông kim giám): Đương qui 12g, Sanh địa 16g, Xích thược 12g, Xuyên khung 8g, Đào nhân 12g, Hồng hoa 8g, sắc nước chia 2 lần uống. Trị rối loạn kinh nguyệt, kinh bế, đau kinh do huyết ứ.

2.Trị táo bón:

  • Nhuận tràng hoàn: Hạnh nhân, Đào nhân, Hỏa ma nhân, Đương qui đều 10g, Sanh địa 15g, Chỉ xác 10g, tán bột mịn luyện mạt làm hoàn, mỗi lần uống 6g, ngày 2 lần hoặc sắc uống.
  • Ngũ nhân hoàn ( Thế y đắc hiệu phương): Đào nhân 20g, Hạnh nhân 12g, Bá tử nhân 12g, Tùng tử nhân 4g, Uất lý nhân 1g, Trần bì 8g, Mật làm hoàn, mỗi lần uống 4 – 8g. Trị chứng táo bón ở người già, phụ nữ sau sinh.

3.Trị viêm tắc động mạch:

  • Đào nhân, Hồng hoa, Đương quy, Đan sâm, Xuyên khung, Xích thược, Ngưu tất, Kim ngân hoa, Huyền sâm đều 10g, Địa miết trùng, Tam lăng, Nga truật đều 6g, Địa long 10g, Thủy điệt, Manh trùng, Sanh cam thảo đều 3g sắc uống.
Hình ảnh Hoa đào
Hoa đào

Đào Nhân trong y văn cổ

Đào nhân là thuốc vào kinh can, vào phần huyết, cũng là vị thuốc thường dùng để hành huyết, khứ ứ (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).

Bế kinh do ứ huyết tích trệ, đau ứ do chấn thương, đau gò cục, ứ trệ sau khi sinh, cho đến các trường hợp không co duỗi được, liên hệ với huyết bị trở trệ thì Đào nhân là thuốc để trị chính những chứng ấy. Ngoài tác dụng hành huyết Đào nhân lại có thể nhuận trường, thông tiện giống như Hạnh nhân. Lý Đông Viên cho rằng Hạnh nhân trị ở phần khí, còn Đào nhân trị ở phần huyết, thực ra cả 2 vị mỗi một cái dùng giống nhau, thuộc khí hay thuộc huyết không phải là vấn đề then chốt. Dùng một mình dược lực cũng có hạng, phần nhiều cùng kết hợp với các thuốc nhuận táo tư âm, thích hợp dùng trong chứng bón do âm hư tân dịch ở ruột khô táo (Trung Dược Học Giảng Nghĩa).

Hồng hoa là hoa, chất nhẹ đi lên, làm tan được các chỗ ứ huyết lúc tan lúc tụ ở kinh lạc. Đào nhân là hạt, chất nặng, di xuống, tiêu được ứ huyết ở tại chỗ tổn thương (Đông Dược Học Thiết Yếu).

Đào gặp được mùa xuân, khí rất đậm, vào được phần huyết để biến ứ huyết hoại tử thành huyết mới. Thuốc trị về huyết đa số thuộc màu đỏ, mà Đào nhân thì màu trắng. Những vị thuốc phá huyết khác công phạt nhanh và mạnh còn Đào nhân thì hòa hoãn, lại thuần, dụng liều ít thì chỉ có thể hoạt huyết, hành huyết, dùng lượng nhiều thì có thể phá ứ, trục ứ (Đông Dược Học Thiết Yếu).

Các vị thuốc khác từ Cây Đào

  • Vỏ trắng của rễ (Đào căn bạch bì) có vị đắng, tính bình. Có tác dụng hoạt huyết, tán ứ, tiêu viêm, sát trùng. Dùng để trị tổn thương do bị té ngã, bị đánh, gãy xương, đau do ứ huyết ngoại thương, thắt lưng đau, đinh nhọt. Bên trong sắc uống 12-20g, bên ngoài đập nát đắp nơi đau.
  • Nhánh non cây đào (Đào thụ tiêm) kết hợp với rễ cây Dã miên hoa, nhánh non của cây Liễu trị sốt rét.
  • Lá Đào (Đào diệp), sắc, rửa để trị eczema, trĩ lở ngứa. Lá tươi gĩa nát đắp ngoài trị mụn cóc, đinh nhọt, ghẻ lở.
  • Hoa Đào (Đào hoa) có tác dụng lợi tiểu, tiêu thủng, thông tiện. Có thể trị các chứng phù thũng, cổ trướng,tiểu bí. Sắc 6- 8g hoặc tán bột uống, mỗi lần 2g, ngày 2 – 3 lần.