Sinh Hóa Thang

  Bài thuốc

Khi bàn về thuốc Đông y cho phụ nữ sau sinh, Sinh Hóa thang là bài thuốc mang dụng ý sâu xa nhất. Nằm trong cuốn “Cảnh Nhạc toàn thư”, Sinh Hóa thang được chứng minh lâm sàng có tác dụng rất hiệu quả vừa có tác dụng trừ máu xấu vừa có tác dụng sinh máu mới cho cơ thể phụ nữ sau sinh.

Thành phần bài thuốc Sinh Hóa Thang

Đương Quy 32g

Đào Nhân (dùng sống) 13 hạt

Xuyên Khung 12g

Cam Thảo 2g

Can Khương (sao đen) 2g

Hình ảnh Sinh hóa thang
Sinh hóa thang

Bài thuốc Sinh Hóa Thang dùng thế nào?

Nước hai bát, sắc còn 7 phân, chế thêm ít rượu, có thể thêm nước tiểu trẻ em cho uống nóng. Uống xong thang thứ nhất thì tiếp tục sắc thang thứ hai cho uống nữa, sau góp bã của hai thang ấy để sắc lại mà uống nữa. Cần uống hết thuốc khi chưa ăn uống gì mới hay, như thế thì máu cũ sẽ chóng tan, huyết mới sẽ chóng sinh. Nếu máu hôi chưa sạch thì cho uống tiếp thêm cho bệnh khỏi mới thôi.

Công năng bài thuốc Sinh Hóa Thang: Hoạt huyết tiêu ứ, ôn kinh chỉ thống. 
Chủ trị: Sau sinh huyết hư bị trúng hàn gây huyết ứ, sản dịch không ra, bụng dưới chướng đau. 

Phân tích bài thuốc Sinh Hóa Thang:

Sau đẻ đáng lý phải bổ ngay, nhưng do máu hôi chưa hết bổ sẽ thành trệ, phải làm cho máu hôi xấu tan đi thì huyết mới tự sinh ra và không tổn thương đến phần khí, trong phương thuốc vừa có hành huyết vừa có bổ huyết mới vẹn toàn.

Thói thường dùng bài Tứ vật làm chủ được chữa bệnh sau đẻ là sai lầm, vì Thục địa trệ huyết, Thược dược chữa lạnh không thể bổ được huyết.

Cho nên dùng Đương quy có tác dụng bổ huyết hoạt huyết, hoá ứ sinh tân. Xuyên khung hoạt huyết, hành khí. Đào nhân hoạt huyết, khứ ứ. Bào khương vào huyết phận để tán hàn, ôn kinh, chỉ thống. Chích thảo điều hoà các vị thuốc. Phương thuốc giản dị mà công dụng lớn vì huyết ứ được khử mà huyết mới được sinh ra, cho nên có tên gọi là Sinh hoá thang ( 生化湯 ). 

Gia giảm bài thuốc Sinh Hóa Thang:

Sinh hóa thang đầy ý nghĩa uyên thâm, gia giảm cho Sinh hóa thang kỳ diệu đến khôn cùng cho các chứng người mới đẻ xong gặp phải. Tùy chứng gia giảm như sau:

  • Nhọc mệt quá, băng huyết, hình thể hư thoát, gia Nhân sâm 3 đồng (1 đồng khoảng 4g)  và thường cho dùng luôn. 
  • Mồ hôi ra nhiều, gia Hoàng kỳ; vật vã gia Trúc nhự, khát gia Mạch môn Ngũ vị; suyễn gia Hạnh nhân, Cát cánh. 
  • Đại tiện không thông, huyết ít, Đại trường táo bón gia Ma nhân, Nhục thung dung, hoặc cho uống vài cân Đương quy. 
  • Hư yếu gia Nhân sâm 3 lạng, chớ cho uống thuốc xổ. (Dùng sâm là quyền biến khi nguy cấp. Sách nói: ” Sau đẻ trong bảy ngày máu ứ chưa tiêu hết,  Sâm, Kỳ, Truật thì đau không khỏi, nặng thì chạy vào tâm mà chết ” 
  • Trong 7 ngày mà cảm hàn, máu cục ngưng tụ, đau quá gia Quế 5 phân (1 phân khoảng 0,4g). 
  • Người béo có đờm, do giận quá mà bỗng ngất đi gia Thiên hoa phấn, Trúc lịch và khương trấp. 
  • Hình thế suy tổn, không có mồ hôi, gia Lộc giác đốt thành than 2 đồng (1 đồng khoảng 4g) cân, lấy bài này làm thang mà uống. Lại dùng giấm nấu sôi đem đổ vào cái bình có vòi cho thêm nước tiểu trẻ em mà xông lên mũi tỉnh ngay. 
  • Huyết vậng ngã vật ra bất tỉnh, chứng này có ba nguyên nhân: một là do mệt mỏi quá, khí kiệt, hai là do huyết ra nhiều quá mà nguyên khí sắp thoát, ba là do đờm hỏa nhân lúc hư mà đưa lên. Trong cho uống Sinh hóa thang, ngoài dùng gạch ngói đốt đỏ tôi vào giấm mà xông, vẫn dùng thang trên gia Kinh giới, Quất hồng sắc uống. 
  • Nhiều mồ hôi gia Sâm kỳ, nếu máu hôi chưa hết thì chớ dùng. 
  • Đau bụng gia Quế, có đờm gia Trúc lịch, Khương trấp. 
  • Mạch tuyệt gia Nhân sâm 4 lạng, Mạch môn, Ngũ vị đều 1 đồng (1 đồng khoảng 4g). 
  • Có máu cục đau lắm, dùng bài này làm thang uống với Ban long tán (tức sừng hươu đốt tồn tính, hạ thổ, tán nhỏ) liều 2 đồng (1 đồng khoảng 4g) cân. 
  • Khí sắp tuyệt hàm răng cắn chặt, dùng ống trúc nhỏ rót thuốc vào họng bất cứ mấy lần, ngoài dùng tay hơ lửa cho nóng cách lên áo mỏng xoa lên ngực, bụng và chăm thay quần áo nóng để gây ấm. Bệnh khỏi mà máu cục chưa hết thì bỏ Sâm kỳ không dùng, chỉ uống thang này để trừ chứng đau máu cục, chờ hết đau máu cục mới gia Sâm kỳ. 
Hình ảnh Bài thuốc Sinh Hóa Thang
Bài thuốc Sinh Hóa thang (Trung dược học)
  • Máu hội không ra là khí huyết hư tổn, ngoài bị phong hàn lâm vào, đến nỗi huyết xấu không thông, vít lấp lại mà làm hại, chỉ uống thang này. Nếu huyết cứ ra mãi không cầm thì vì kinh lạc bị tổn thương nên ra đầm đìa không dứt, ngoài 7 ngày thì dùng Gia vị Tứ vật thang để bổ huyết mà cầm huyết lại, trong 7 ngày thì dùng bài này gia Vinh giới tuệ. 
  • Chân tay giá lạnh là do nhọc mệt tổn tỳ, tỳ yếu không thể dinh dưỡng đến chân tay, dương khí suy ở dưới mà sinh ra giá lạnh, phải thêm nhiều Nhân sâm, Phu tử lên 1 2 đồng cân, để hồi dương, trừ giá lạnh, Đại táo 2 quả sắc uống, hết giá lạnh thì giảm dùng Sâm, hết đau thì lại dùng. Đại khái, chữa chứng huyết vậng, giá lạnh, nếu có máu cục thì không vội gia Sâm Truật, nếu không có máu cục thì Sâm, Truật, Địa hoàng đều dùng được chở ngại. 
  • Băng huyết, hình vóc gây róc thở gấp nhiều mồ hôi thì bỏ Can khương gia Kinh giới 4 phân (1 phân khoảng 0,4g), Nhục quế 5 phân (1 phân khoảng 0,4g), Đại táo 2 quả, sắc uống, chỉ dùng 2 tháng thôi. 
  • Nhiều mồ hôi ra: Sâm, Kỳ, Truật; Khát gia mạch môn. 
  • Ỉa chảy gia Phục linh; mạch Phù gia Mạch môn, Ngũ vị. 
  • Đờm nhiều gia Trúc lịch, Khương trấp, suyễn gia Hạnh nhân, Bối mẫu, Cát cánh. Kinh sợ hồi hộp gia Táo nhân, Bá tử nhân. Ra nhiều máu tươi gia Bạch chỉ, Thăng ma. 
  • Sau đẻ phát sốt, đau đầu thuộc chúng tam dương gia Trần bì 3 phân (1 phân khoảng 0,4g), Đại táo 3 quả sắc uống. Có cảm mạo phong hàn gia Khương hoạt 4 đồng (1 đồng khoảng 4g), Hành cả rễ 4 củ. 
  • Nôn mửa gia Hoắc hương 3 phân (1 phân khoảng 0,4g), gừng sống 3 lát. 
  • Mồ hôi nhiều, hơi thở cấp bách, gia Nhân sâm 3 đồng (1 đồng khoảng 4g) 
  • Táo khát gia mạch môn, Nhân sâm, Ngũ vị. 
  • Nóng rét quá lại phát có định kỳ gia Sài hồ 4 đồng (1 đồng khoảng 4g) cân. 
  • Đờm gia Thiên hoa phấn, Cát cánh đều 4 đồng (1 đồng khoảng 4g) cân. 
  • Chữa trúng phong giống chứng ” Kính “, hơi thở sắp tuyệt, tuy hư hỏa bốc lên thành đờm, nên theo gốc mà chữa trị phong tiêu đờm, vì sẽ làm cho huyết hư tổn thêm, chỉ nên uống bài này. Như có đờm hỏa ra ít Mạch môn, Trúc lịch, Khương trấp. Còn như Cầm, Liên, Trị bá thì nhất định không được dùng, phải cẩn thận. Nhiều mồ hôi, miệng cắn chặt co rút mồ hôi trộm, dùng bài này bỏ Đào nhân gia Nhân sâm, Hoàng kỳ đều 2 động cân rưỡi, Ma hoàng căn 7 phân (1 phân khoảng 0,4g), Thiên ma 8 phân (1 phân khoảng 0,4g), Kinh giới, Phòng phong đều 4 phân (1 phân khoảng 0,4g), Đại táo sắc uống. 
  • Có đàm gia Trúc lịch, Khương trấp, tinh thần hư thoát gia Nhân sâm, Phụ tử (xem thêm lưu ý khi dùng Phụ tử tại đây)
  • Đại tiện bí gia Ma nhân, Khí đoản, suyễn uất gia Nhân sâm 2 đồng (1 đồng khoảng 4g) Phục linh 1 đồng (1 đồng khoảng 4g) (nhiều mồ hôi thì bỏ đi). 
  • Ngoại cảm phong hàn trong tuần, ho nặng tiếng có đờm, bỏ Can khương. Đào nhân gia Nhân sâm, Bối mẫu, Tang bạch bì, Hạnh nhân, Quách  (nếu khô táo thì dùng Thiên hoa phấn thay Bán hạ) đờm nhiều gia Trúc lịch. Khương trấp. 
  • Tức giận ách nghịch lên bụng đầy, máu cục đau dữ, gia Mộc hương 3 đồng (1 đồng khoảng 4g) mài hòa vào uống. 
  • Sau đó tỳ vị hư yếu ăn không tiêu đình trệ, nên xét xem do ăn thức gì mà thành hình như thường thực đại tiện ra nguyên chất, cơm nước không tiêu thì bỏ Đào nhân gia Hoài sơn 2 đông, Nhục đậu khấu 1 quả. Do ăn thịt thì gia Sơn tra Sa nhân, do ăn đồ lạnh lẽo mà đau bụng thì gia Quế chi, Ngô thù du: ăn chất ngũ cốc gia Mạch nha, Thân khúc. 
  • Hư huyết gia Nhân sâm, đau gia Đào nhân, khỏi đau gia Bạch truật
  • Đau dạ dày và phong hàn nhân lúc hư yểu cảm vào sinh đau bụng gia Nhục quế 8 phân (1 phân khoảng 0,4g), Ngô thù du 9 phân (1 phân khoảng 0,4g), gừng 3 lát, sắc uống (nếu bị bệnh vì vật gì thì gia thuốc tiêu đạo thuộc loại ấy mà chữa). 
  • Máu cục chưa hết mà ỉa chảy gia Phục linh, Liên tử, Kha tử, Gừng sống 3 lát sắc uống, nếu không khỏi gia Nhân sâm. 
  • Kiết lỵ bỏ Can khương, gia Mộc hương, Phục linh
  • Sau đẻ máu chưa hết mà bị Hoắc loạn, (dịch tả) bỏ Đào nhân gia Phục linh, Sa nhân, Hoắc hương, Trần bì sắc uống. 
  • Tay chân lạnh gia Phụ tử, gừng sống 3 lát, có mồ hôi thì kiêng gừng. 
  • Máu cục chưa hết, nôn xốc lên không khỏi gia Nhân sâm, Sa nhân, Hoắc hương, Gừng sống. 
  • Đau bụng dưới gia Nhục quế, Huyền hồ 3 phân (1 phân khoảng 0,4g), nếu đau máu cục hết thì bỏ đi, nếu đau không có cục mà dưới rốn đau nhức gia Thục địa 3 đồng (1 đồng khoảng 4g). 
  • Thượng bản thân nhiều mồ hôi gia Ma hoàng căn, hạ bán thân nhiều mồ hội gia Hán phòng kỷ, Hoàng kỳ, dương hư giá lạnh gia Quế chi, Phụ tử, phiền nóng gia mẫu đơn, Địa cốt bì. 
  • Ngoại cảm hàm thấp gia Thương truật, Bạch chỉ. 
  • Cấm khẩu như trúng phong uốn ván, co giật, gia Kinh giới Phòng phong đều 3 4 đồng (1 đồng khoảng 4g) cân. 
  • Sau đẻ ra huyết không cầm được hoặc rỉ ra từng giọt như nước nhà dột, đen mà không tươi khi dứt khi có, hoặc như nước, hoặc có hòn đầm đìa không ngớt, đó là khí huyết bị tổn thương nhiều, không được dùng nhầm thuốc hàn lương. Mạch phù thoát gia Phụ tử với những cương nhược, không thể thì không cứu được. 
  • Huyết tích, thực tích ; trong ruột có phân (1 phân khoảng 0,4g) táo, bụng rốn trường đau, gia Đại hoàng 3 đồng (1 đồng khoảng 4g). 

Ứng dụng Sinh Hóa Thang trong điều trị

Ngày nay thường dùng để điều trị sản hậu tử cung không hồi phục tốt; sốt cao sau đẻ, hoàng đản sau đẻ, bụng chướng sau đẻ, tiêu chảy sau đẻ, không có sữa, u xơ tử cung, liệt dương, viêm dây thần kinh.

Chú ý: Thận trọng khi sử dụng chung với thuốc co bóp tử cung của Tây y như Oxytocin.