Xuyên Khung

  Thuốc bắc

Xuyên khung là một vị thuốc cơ bản trong Y học cổ truyền, xuất hiện ở nhiều đơn thuốc với các công dụng như ích huyết, điều huyết, trị đau đầu, choáng váng,…

Hình ảnh Cây xuyên khung
Cây xuyên khung

1.Tên gọi: Xuyên khung còn gọi Khung cùng, Hương thảo, Sơn cúc cùng, Hồ cùng, Mã hàm khung cùng, Tước não khung, Kinh khung, Quý cùng, Phủ khung , Đài khung, Tây khung, Đỗ khung , Dược cần, Cửu nguyên xuẩn, Xà hưu thảo, Xà ty thảo, Kinh khung, Giả mạc gia

2. Tên khoa học:

Ligusticum wallichii Franch Họ Apiaceae

3. Mô tả:

uyên khung là một cây thuộc thảo, sống lâu năm, thân mọc thẳng trong ruột rỗng, mặt ngoài có đường gân dọc nổi rõ. Lá mọc so le, kép 3 lần, cuống lá dài 9-17cm, phía dưới ôm lấy thân, 3 đến 5 đôi lá chét, cuống lá chét dài, phiến lá chét rách sâu, khi vò có mùi thơm. Hoa họp thành tán kép, cuống tán phụ ngắn chừng 1cm, hoa nhỏ, màu trắng. Song bế quả, hình trứng.

4. Phân bố và thu hái

Ở Việt Nam: Sa Pa, Lào Cai, Hòa Bình,…

Ở Trung Quốc: sản phẩm chính là Tứ Xuyên (huyện Bành, nay là thành phố Bành Châu, khu vực bất động sản hiện tại đã được chuyển nhượng), được trồng ở Vân Nam, Quý Châu, Quảng Tây, Hồ Bắc, Giang Tây, Chiết Giang, Giang Tô, Thiểm Tây, Cam Túc, Nội Mông, Hà Bắc và các tỉnh khác.

Cây trồng sau hai năm mới bắt đầu thu hoạch. Củ đào về, cắt bỏ cọng và rể nhỏ, rũ sạch đất cát, phơi khô chỗ thoáng gió, nếu sấy, phải sấy ở nhiệt độ thấp cho khỏi bay mất nhiều tinh dầu

5. Bào chế và bảo quản

Lấy Xuyên khung khô ngâm nước 1 giờ, ủ kín độ 12 giờ cho mềm, thái lát dầy 1mm, phơi khô. Xuyên khung ngâm rượu: Thái Xuyên khung ra từng lát mỏng, ngâm với rượu (cứ 640g Xuyên khung, dùng 8 lít rượu), sao với lửa hơi nóng cho hơi đen, lấy ra để nguội (Trung Dược Đại Từ Điển).

Ngâm nước rồi gạn đi, ủ lại cho mềm là được, thái phiến, phơi khô, dùng sống hoặc ngâm rượu để dùng (Đông Dược Học Thiết Yếu).

Rửa sạch, ủ 2-3 ngày cho đến khi mềm, củ nào chưa mềm, ủ lại (không nên đồ vì dễ bị nát, bay hết tinh dầu), thái lát hoặcbào mỏng 1-2 mm, phơi hoặc sấy nhẹ lửa (40-50o), Nếu dùng sống, sau khi thái có thể sao qua cho thơm hoặcphơi khô rồi tẩm rượu 1 đêm, sao sơ (Phương Pháp Bào Chế Đông Dược).

Bảo quản: Để nơi khô ráo, râm mát.

Hình ảnh Vị thuốc xuyên khung
Vị thuốc xuyên khung

6. Thành phần hóa học

 Thân rễ chứa khoảng 1% dầu dễ bay hơi. 40 loại thành phần dầu đã được xác định, chiếm 93,64% dầu dễ bay hơi, trong đó thành phần chính là ligustilide (58%), 3-butylphthalide (5,29%) và sabinene (6.0). %. Các hợp chất lactone có trong thân rễ, ngoài hai loại trên, butylidene phthalide, sankyunolide, neocnidilide, 4-hydroxy- 4-hydroxy-3-butyl phthalide, chuanxingol, bis-decyl lactone (2,2′-Diligustilide) và 3-butyl-3,6,7. -4,5,6,7-tetrahydrophenylhydrazine, và tương tự. Các hợp chất chứa nitơ là tetramethylpyrazine (chuanxiongzine), perlolyrine, trimethylamine hydrochloride, choline hydrochloride và L-isobutyl-L-valine anhydride. , L-prolyl-L-valine anhydride, 1-acetyl–carboline, uracil, adenine và adenosine. Các hợp chất axit hoặc phenolic là 4-hydroxy-3-methoxystyrene, 1-hydroxy-1- (3-methoxy-4-hydroxyphenyl) -ethane, axit 4-hydroxybenzoic, axit caffeic , vanilla Axit xanh, axit ferulic, axit sadanic, axit chrysophic, axit palmitic , vanillin và axit linoleic. Ngoài ra, thân rễ của Chuanxiong vẫn chứa dầu trung tính, thành phần của nó là mười lăm, mười sáu, mười bảy, ethyl octadecanoate, iso-heptadecyl, ethyl isodecanoate và methyl heptadecanoate. Nó còn chứa 5,5′-formfurfuryl ether (bis-5,5′-formylfurfuryl ether), spathulenol, beta-sitosterol, sucrose và một glyceride axit béo.

7. Tác dụng dược lý

Tác dụng đối với tim: Trên thực nghiệm ếch hoặc cóc đối với tim cô lập hay chỉnh thể với nồng độ thấp có tác dụng hưng phấn, tim co bóp tăng, nhịp tim chậm lại. Nồng độ cao, có tác dụng ngược lại ức chế tim làm giãn tim và tim ngừng đập.

Đối với tuần hoàn mạch vành: Chất chiết xuất của Xuyên khung có tác dụng làm giãn mạch, tăng lưu lượng máu ở mạch vành, cải thiện tình trạng thiếu oxy cơ tim.

Thuốc làm giãn mạch ngoại vi và hạ áp: nước hoặc cồn ngâm kiệt Xuyên khung và chất ancaloit chích cho thỏ, mèo và chó được gây mê đều có tác dụng hạ áp lâu dài. Những thí nghiệm dùng nước ngâm kiệt của Xuyên khung bơm vào bao tử của chó và chuột gây huyết áp cao mạn tính do viêm thận hoặc huyết áp cao kiểu coctison đều có tác dụng hạ áp. Đơn độc dùng Xuyên khung không có tác dụng hạ áp rõ rệt, nhưng tác dụng gia tăng tác dụng hạ áp của resecpin. Hoạt chất Xuyên khung còn có tác dụng làm giảm sức cản của huyết quản ngoại vi, tăng lưu lượng máu của động mạch chủ và chân, tăng số lượng hoạt động mao mạch và tăng tốc độ máu của vi tuần hoàn.

Thuốc có tác dụng ức chế sự ngưng tập của tiểu cầu và sự hình thành máu cục.

Xuyên khung làm tăng lưu lượng máu ở não, làm giảm phù não, do đó có tác dụng phòng thiếu máu não và chứng đau nửa đầu, có tác dụng điều trị chứng điếc tai bột phát do thần kinh, phòng được sự hình thành máu cục sau khi cấy da.

Thuốc có tác dụng an thần rõ rệt: dùng nước sắc Xuyên khung thụt vào bao tử chuột nhắt và chuột cống đều có thể làm cho chuột giảm hoạt động tự phát, làm tăng tác dụng gây ngủ của loại thuốc ngủ natri barbital và tác dụng đối kháng với cafein hưng phấn trung khu thần kinh.

Tác dụng đối với cơ trơn: liều nhỏ dịch ngâm kiệt Xuyên khung có tác dụng làm tăng co bóp cơ tử cung cô lập của thỏ mang thai, lượng lớn trái lại làm cơ tê liệt. Đối với ruột cô lập của thỏ và chuột Hòa lan cũng có tác dụng tương tự, lượng nhỏ làm tăng nhu động ruột và lượng lớn làm tê liệt. Saponin Xuyên khung, acid A ngùy và thành phần lipit nội sinh trung tính cũng có tác dụng tương tự.

Tác dụng khác: Xuyên khung còn có tác dụng chống phóng xạ, kháng khuẩn và chống nấm ngoài da, còn có tác dụng trị chứng thiếu vitamin E.

8. Xuyên khung trong y học cổ truyền

Khí vị:  Vị cay khí ấm, không độc, nổi mà đưa lên, là dương dược

Quy kinh: kinh Túc Quyết âm Can, Túc Thiếu dương Đởm, Thủ Quyết âm Tâm Bào

Công năng:  Hoạt huyết hành khí, khu phong chỉ thống.

Chủ trị:  các chứng rối loạn kinh nguyệt, bế kinh thống kinh, khó sanh, sau sanh đau bụng, ngực sườn đau tức, chân tay tê dại, mụn nhọt đau nhức, chấn thương té ngã, đau đầu, chứng phong thấp tý.

“Chữa khỏi chứng nhức đầu do can kinh, do huyết hư, không nên quên sót, giải tán các chứng phong do can kinh, không thể thiếu đối với chứng diện du phong cũng như du phong trên đầu, trúng phong vào não đau đầu, tất thảy các chứng đầu thống và thiên đầu thống đều kiến hiệu, bên trên chạy khắp đầu mắt, bên dưới chạy vào huyết hải, chữa tất cả các chứng ứ máu cục mà nuôi dưỡng huyết mới cũng như thổ huyết, nục huyết, niệu huyết, đàn bà kinh bế không có thai, trị tất thảy các bệnh về khí, khu trừ các chứng tích khí, bụng dạ kết khí và đau sườn, đờm khí, sán khí, trúng ác, thình lình đau khi kết thành khối chữa cả ngoại khoa, sinh da thịt, mưng mủ tiêu ứ, chuyên chữa ngoại cảm, gây ấm bên trong, táo thấp, khu hàn. “

(Dược phẩm vậng yếu- Hải Thượng Lãn ông Y tâm lĩnh)

Hợp dụng:

  • sợ Hoàng liên Hoàng kỳ, Sơn thù, Lang độc
  • Ghét vị Tiêu thạch, Hoạt thạch, Hoàng liên
  • Phản vị Lê lô 
  • Bạch chỉ làm sứ. 
  • Mẫu lệ đi cùng thì chữa chứng đầu phong, choáng váng thổ nghịch,
  • Cùng Tế tân thời chữa vết thương đâm chém sưng đau
  • Cùng Địa hoàng nấu rượu thời chữa băng huyết rong huyết
  • Cùng Ngải cứu lâu năm tán uống, để thử xem có mang hay không.
  • Động Viên nói: ” Đau đầu tất phải dùng Xuyên khung, và gia thêm vị dẫn vào kinh: Thái dương thì gia Khương hoạt, Dương minh gia Bạch chỉ, Thiếu dương gia Sài hồ, Thái ấm gia Thương truật, Quyết âm gia Ngô thù, Thiếu âm gia Tế tân

Kiêng kỵ: vị cay, tán, không nên cho uống lâu cũng như uống một vị ấy, nó có thể làm tiết hết chân khí, làm cho người chết thình lình, với chứng hư hỏa bốc lên, nôn ói, họ nghịch là rất kỵ, đậu sởi không mọc không giương lên tuy rằng phải dùng nó nhưng cũng không được dùng nhiều, vì sợ nó bốc ra và đưa lên quá nhiều.

Khí thăng, đờm suyễn, không dùng (Bản Thảo Tùng Tân).

Bụng đầy, Tỳ hư, ăn ít, hỏa uất, không dùng (Đắc Phối Bản Thảo).

Âm hư hỏa vượng, thượng thực hạ hư mà khí hư, không dùng 

Liều lượng:  3 – 10g. Tán bột mịn uống mỗi lần 1 – 1,5g.

Cách dùng: sắc uống, làm thuốc tán.

Dược liệu Xuyên khung

9. Ứng dụng lâm sàng

9.1.Trị đau đầu:

  • Dùng Xuyên khung phối hợp với Thạch cao sống, Tế tân, Cúc hoa trị 50 ca đau đầu ( Vương Liêm). Trường hợp đau do phong hàn gia Bạch chỉ, Khương hoạt, Phòng phong; phong nhiệt trọng dụng Thạch cao gia Cúc hoa, Bạc hà, Liên kiều; phong thấp gia Bạch chỉ, Khương hoạt, Thương truật, Cao bản; huyết ứ trọng dụng Xuyên khung gia Đào nhân, Hồng hoa, Đương qui, Xạ hương ( Tạp chí Trung y Thiểm tây 1985,10:447).
  • Xuyên khung 3g, Tế tân 2g, Hương phụ 3g, nước 300ml sắc còn 100ml chia 3 lần uống trong ngày.
  • Xuyên khung, Kinh giới đều 12g, Bạc hà 24g, Phòng phong 4g, Tế tân 3g, Khương hoạt, Bạch chỉ đều 6g, tán nhỏ trộn đều. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 6g uống với nước chè.
  • Trị đau nửa đầu: Độc vị Xuyên khung tán nhỏ, ngày uống 2 lần, mỗi lần uống 4 – 6g với nước chè.

9.2.Trị bệnh mạch vành đau thắt ngực:

  • Dùng Xuyên khung chiết xuất chất acid ferulic ( acid a ngùy) 20mg cho vào glucoz 5% – 250ml, nhỏ giọt tĩnh mạch ngày 1 lần, liên tục 10 lần trị 8 ca bệnh động mạch vành, hết cơn đau thắt ngực 6/6, mỡ máu giảm mức độ khác nhau ( Tập Y dược Trùng khánh 1978,1:23).
  • Dùng dịch kiềm Xuyên khung trị cơn đau thắt ngực 30 ca, có kết quả 92,5%, số kết qủa tốt 62,9%, cơn đau giảm trong 24 giờ chiếm hơn phân nửa, 40% điện tim trở lại bình thường ( Tạp chí Tân y dược học 1977,1:15).
  • Dùng dịch tiêm Xuyên khung truyền tĩnh mạch trị 10 ca bệnh mạch vành đau thắt ngực, tốt 7 ca, tiến bộ 2 ca, không kết quả 1 ca ( Tạp chí Trung y 1980,9:69)

9.3.Trị viêm cột sống phì đại và gai xương gót chân:

Dùng bột Xuyên khung đựng vào bọc đắp vào chỗ đau hoặc lót vào giầy, mỗi tuần thay 1 lần, sau 5 – 10 ngày hết hoặc giảm đau, có người sau 2 tháng tái phát tiếp tục đắp lại ( Báo Tân y học 1975).

9.4.Trị nhồi máu não và tắc mạch não:

Dùng dịch tiêm phức phương Xuyên khung ( Xuyên khung, Xích thược, Đan sâm, Xuyên qui trị nhồi máu não và tắc mạch não 400 ca. Theo dõi bằng chụp động mạch não, điện tâm đồ, lưu lượng huyết dịch đều có cải thiện ( P nhỏ hơn 0,005 – 0,001; tỷ lệ có kết quả 94,5%). ( Tạp chí Trung tây y kết hợp 1986,6(4):234).

9.5.Trị đau dây thần kinh tam thoa:

Dùng thuốc sắc Xuyên khung ( Xuyên khung 30g, Đương quy, Đan sâm, Bạch thược, Sài hồ, Hoàng cầm, Bạch chỉ, Toàn yết, Thuyền thoái, Địa long đều 9g), trị 21 ca đau dây thần kinh tam thoa trong 1 tháng, tỷ lệ có kết quả 90,6% ( Tạp chí Trung y Hồ bắc 1982,4:34).

9.6.Trị đau nhức các khớp và mình mẩy:

  • Bài Xuyên khung trà điều tán: Xuyên khung, Bạc hà đều 6g, Tế tân 3g, Khương hoạt 8g, Bạch chỉ, Phòng phong, Kinh giới đều 12g, Cam thảo sắc uống hoặc bột 4g với nước trà.

9.7.Trị ngực sườn đau tức:

  • Việt cúc hoàn (Đan khê tâm pháp) Thương truật, Hương phụ, Xuyên khung, Lục khúc, Sơn chi tử (sao) lượng bằng nhau, tán bột mịn hồ hoàn, mỗi lần uống 8 – 10g với nước ấm.
  • Khung qui tả can thang: Xuyên khung, Hồng hoa mỗi thứ 6g, Quy vỹ, Chỉ xác đều 10g, Thanh bì, Hương phụ, Đào nhân đều 8g, cho nước và rượu mỗi thứ một nửa sắc uống.

9.8.Trị kinh bế, đẻ khó, rau thai không ra, kinh nguyệt không đều:

  • Khung qui thang: Xuyên khung 8g, Đương qui 12g, cho rượu nước mỗi thứ một nửa sắc uống trị đẻ khó.
  • Ích mẫu thảo kim đơn ( y học tâm ngộ): Xuyên khung, Ích mẫu thảo, Sung úy tử, Đương qui, Bạch thược. Huyết nhiệt gia Đan bì, Sanh địa. Huyết hàn gia Nhục quế. Chảy máu cam lúc có kinh gia Ngưu tất, Bạch mao căn. Kinh bế gia Hồng hoa, Trạch lan. Trường hợp kinh bế người mập thuộc đàm thấp tích trệ, dùng Xuyên khung phối hợp Đương qui, Hương phụ, Thương truật hợp với Đạo đàm thang ( Bán hạ, Quất hồng, Phục linh, Nam tinh, Chỉ thực, Chích thảo, Gừng tươi).

9.9.Đau bụng kinh: Kinh nguyệt có máu cục, màu tím đậm, dùng Xuyên khung phối hợp Đào nhân, Hồng hoa, Đương qui, Bạch thược như bài Đào hồng tứ vật thang ( Y tông kim giám – Phụ khoa tâm pháp yếu quyết).

9.10.Trị tai biến mạch máu não ( Bán thân bất toại, chân tay tê dại): Dùng bài Huyết phủ trục ứ thang ( Sanh địa, Đương qui, Bạch thược, Xuyên khung, Đào nhân, Hồng hoa, Chỉ xác, Sài hồ, Cát cánh, Ngưu tất, Cam thảo).

9.11.Dùng trong ngoại khoa:

  • Trường hợp chấn thương té ngã, dùng phối hợp với Đương qui, Xích thược, Hồng hoa . để hoạt huyết chỉ thống.
  • Trường hợp mụn nhọt làm mủ lâu khỏi phối hợp với Hoàng kỳ, Đương qui, Tạo giác thích để bổ khí huyết, hoạt huyết tiêu sưng.

10. Lưu ý

Xuyên khung cay ấm, cho nên có thể đi lên đầu giúp khi thay dương để chỉ thống. Động Viên nói: Bên trên chạy đến đầu mắt, bên dưới chạy vào huyết hải, là khí ở trong huyết dược thuộc can kinh. Khấu Tông Thích  Uống lâu ngày làm cho người chết thình lình bởi vì nó chạy vào phế, mà phế thắng hơn thời can hao tổn, lâu ngày thời tuyệt một bên, nếu cấu trúc vừa phải theo quan thân tá sứ thời đâu đến nỗi thế. Đông Viên cho rằng chạy xuống huyết hải, nuôi dưỡng huyết mới sinh và điều kinh. Đan Khê nói: Xuyên khung vị cay, nhưng có khả năng thăng tán mà không cố thủ ở dưới về máu huyết là quý hồ yên ổn mà không thích khuấy động. Tứ vật thang dùng nó để vận hành sự bế trệ của huyết dược, chứ đâu phải cay tán mà lại có thể dưỡng được huyết ở hạ nguyên đâu ! Lời nói của Đông Viên và Đan Khê không trái ngược nhau, vốn là để hành trệ, phá ứ rồi sau mới có thể dưỡng huyết mới sinh.

11. Phủ khung

Phủ khung là củ xuyên khung bé. Ngoài tác dụng như xuyên khung, Phụ khung  chủ dụng: Khai uất, làm khoan khoái trong lồng ngực, thông suốt cả tam tiêu, làm sứ dược để thông âm dương khí huyết, khí thăng lên thì uất tự phải tan, cho nên Việt cúc hoàn dùng nó làm sứ, ý nghĩa là như thế.