Kim anh tử là một vị thuốc, được sử dụng tỏng y học cổ truyền với công năng cố tinh, sáp niệu. Chính vì vậy, nó là một trong các vị thuốc thường dùng trong các chứng di tinh, di niệu,… cải thiện thời gian quan hệ, chống xuất tinh sớm.
1.Tên gọi: Kim anh tử, Thích Lê tử, Đường quân tử.
2. Tên khoa học: Rosa laevigata Michx. Thuộc họ Rosaceae.
3. Mô tả:
Kim anh thuộc dòng cây thân mềm, thường mọc thành bụi xen với cây sim, tre,… Thân cây có đường kính khoảng 2cm, song có thể dài tới 10m. Cây có rất nhiều gai mọc từ thân tới cành, gai cúp xuống như gai hoa hồng. Cành kim anh dài từ 2-3m. Lá có lá kèm và gồm 3 lá chét hình trứng, 2 đầu lá nhọn, có răng cưa quanh mép. Hoa kim anh màu trắng, mọc đơn độc ở đầu cành, nhị màu vàng. Hoa nở vào tháng 2- 3, quả chín từ tháng 8-10.
Quả giả (bản chất là đế hoa), khi còn tươi có màu vàng đỏ, bóng, cứng; khi khô có màu nâu đỏ. bên trong quả giả có lông và quả thật. Quả thật hình thon, dẹt màu vàng nâu nhạt.
4. Phân bố và thu hoạch
Việt Nam: Mọc hoang trên các đồi ở nước ta, một số tỉnh miền núi biên giới như Cao Bằng, Lạng Sơn, tại đây một số người trồng làm hàng rào vì cây có nhiều gai.
Trung Quốc: Thiểm Tây, Giang Tô, An Huy, Chiết Giang, Giang Tây, Phúc Kiến, Đài Loan, Hà Nam, Hồ Bắc, Hồ Nam, Quảng Đông, Hải Nam, Quảng Tây, Tứ Xuyên, Quý Châu, Vân Nam và những nơi khác.
Thu hái quả vào tháng 10 đến 11. Hái về, phơi khô, loại bỏ hết gai gọi là kim anh tử. Nếu sau khi loại hết gai đem bổ dọc, loại bỏ hết hạt (thực tế đây là quả thực) rồi phơi khô thì gọi là kim anh nhục hay kim anh phiến. Ngoài quả giả ra, người ta còn dùng rễ và vỏ rễ, hoa lá kim anh làm thuốc, nhưng hay dùng nhất vẫn là quả giả.
5. Bào chế và bảo quản
Theo Trung y: Bỏ hạt cứng và bỏ hết lòng trắng, hoặc cho vào túi vải rồi cho vào thuốc thang cùng sắc. Có thể làm cao kim anh hoặc tán bột.
Theo kinh nghiệm Việt Nam:
- Bổ đôi, bỏ vào túi vải, xóc, chà cho hết gai, rửa sạch nhanh. Dùng cái nào nạo kỹ cho hết bột và lông trong ruột. Sấy khô.
- Sau khi sấy khô, tán bột để làm hoàn tán.
- Nấu cao Kim anh (1ml = 10g (không phải bỏ hột, lông căn lọc kỹ) bảo quản bằng rượu.
Bảo quản: Để nơi khô ráo, thoáng gió.
6. Thành phần hóa học
Quả chứa axit citric và axit malic. Vỏ chứa nhiều loại tannin thủy phân: laevigatin A, B, C, D, E, F, G, agrimonin, Procyanidin B-3, He Sanguiin H-4, pedunculagin thân dài, rắn chứa tannin (Potentillin), axit agrimonic A và B. Ngoài ra, một loạt các triterpenoids đã được phân lập từ phần trên không: hederagenin, axit ursolic, axit oleanolic và axit methyl 2a-hydroxyursolic (methyl 2a- ydroxyursolate), este metyl 2a-methoxyursolic (methyl2a-methoxyursolate), methyl tormentate, methyl 11a-hydroxyporylic acid methyl ester (methyl 11a-hydroxytormentate), arachid Methyl euscaphate, ester-D-glucopyranosyl axit, axit topoic-6-methoxy–D-glucopyranosyl (Tormentic acid-6-methoxy–D-glucopyra nosyl ester), euscaphic acid-β-D-glu coPyranosyl ester, methyl-β-D-pyridine 2. Glucosinolate (methyl-β-D-glucopy.
7. Tác dụng dược lý
7.1. Ảnh hưởng đến hệ thống tiết niệu: 6 g / kg chiết xuất nước Kim anh tử có thể được dùng cho dạ dày, có thể làm giảm tần suất đi tiểu, kéo dài khoảng thời gian giữa đi tiểu và tăng đi tiểu mỗi lần.
7.2. Tác dụng đối với cơ trơn Chiết xuất nước Kim anh tửcó thể ức chế sự co thắt tự nguyện của cơ trơn jejunum bị cô lập ở thỏ, đối kháng với sự co thắt co thắt của cơ trơn thỏ jejunal gây ra bởi acetylcholine và barium clorua, và cơ trơn bàng quang bị cô lập ở chuột Phản ứng co bóp của các dải động mạch chủ ngực bị cô lập của thỏ gây ra bởi Vegetin có mối quan hệ hiệu quả liều đáng kể đối với ba loại ức chế cơ trơn ở trên.
7.3. Tác dụng đối với chứng xơ vữa động mạch thực nghiệm Thỏ được cho ăn cholesterol và bổ sung một lượng methylthiouracil thích hợp để tạo ra chứng xơ vữa động mạch thực nghiệm. Điều trị bằng hạt anh đào vàng trong 2 tuần và 3 tuần làm giảm cholesterol huyết thanh 12,5. % Và 18,67%, – lipoprotein cũng giảm đáng kể sau 3 tuần dùng thuốc. Tiền gửi mỡ gan và tim nhẹ hơn so với những người trong nhóm đối chứng. Mức độ xơ vữa động mạch cũng nhẹ, trong khi nhóm đối chứng rất nặng.
7.4 Tác dụng chống mầm bệnh Quả anh đào vàng có chứa tanin. Thử nghiệm kháng khuẩn được thực hiện bằng phương pháp đĩa phẳng. Thuốc sắc rễ 25% có tác dụng kháng khuẩn cao đối với Staphylococcus aureus và E. coli, và nó cũng có hiệu quả đối với Pseudomonas aeruginosa. Xét nghiệm phôi gà đã chứng minh rằng thuốc sắc Jinyingzi có tác dụng ức chế mạnh đối với chủng virut cúm PR / 8, và nó cũng có tác dụng đối với chủng A-5-4 châu Á, chủng Lee loại B, chủng 1233 loại C và chủng loại D.
8. Kim anh tử trong y học cổ truyền
Khí vị: vị chua sáp, tính bình
Quy kinh: Túc Thái âm Thận, Túc Dương minh Bàng quang, Thủ Dương minh Đại tràng.
Công năng: cố tinh súc niệu, sáp trường chỉ tả
Chủ trị: hoạt tinh, tiểu nhiều lần ( niệu lần), bạch đới quá nhiều, cửu tả cửu lị.
Kiêng kỵ:
- Nhiệt thái quá: không dùng (Trung Dược Học).
- Bệnh mới phát sốt, táo kết: không dùng (Phương Pháp Bào Chế Đông Dược).
- Có thực hỏa tà nhiệt: cấm dùng. Tiểu không thông, tiêu chảy cấp: không dùng (Đông Dược Học Thiết Yếu)
Liều lượng: 6 – 20g sắc uống, nấu cao hoặc chế thành viên.
Chú ý: “Hạt” (Quả thực) của Kim anh có độc tính, cẩn thận khi sử dụng.
9. Ứng dụng lâm sàng
9.1. Trị tiêu chảy, lỵ, hoạt tinh, di tinh, tiểu nhiều:
Kim anh tử, nấu thành cao. Mỗi lần dùng 1 thìa canh lớn, hòa với nước sôi uống (Kim Anh Tử Cao- Nghiệm Phương).
9.2. Trị chứng tả lị lâu ngày:
Kim anh tử 30g sắc nước uống, hoặc phối hợp với thuốc bổ khí như Đảng sâm, Bạch linh, Bạch truật, Hoài sơn làm thuốc thang sắc uống. Hoa Kim anh, Quả Kim anh (bỏ hạt), lá Kim anh và Anh túc xác, lượng bằng nhau tán nhỏ viên với nước sắc vỏ quýt.
9.3. Chữa suy nhược thần kinh:
Kim anh 500g, ba kích 250g, tua sen 50g. Hai vị kim anh và ba kích thái mỏng, sao vàng, tán nhỏ, cho vào một túi nhỏ cùng với tua sen. Tất cả cho vào nồi thêm 2000ml nước đun nhỏ lửa còn 1000ml. Lọc lấy nước cốt bỏ riêng. Sau đó thêm 1000ml nước đun nhỏ lửa còn 500ml. Lọc lấy nước, trộn đều 2 loại nước với nhau thêm đường đun nhỏ lửa còn 1000ml. Để nguội, thêm vài giọt tinh dầu cam cho thơm. Mỗi ngày chia 2 lần, mỗi lần 1 thìa cà phê.
Mỗi liệu trình 7-10 ngày.
9.4 Trị Di tinh,hoạt tinh, bạch đới:
Kim anh tử, Khiếm thực, lượng bằng nhau. Tán bột, mỗi lần uống 6-8g với nước cơm (Thủy Lục Nhị Tiên Đơn – Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược).
9.5 Trị tử cung sa, trực tràng sa:
Kim anh tử 30g, Ngũ vị tử 6g, sắc uống (Trung Dược Học).