Bọ Bạc là một loài động vật gây phiền toái cho con người do thức ăn của chúng là gỗ mục, sách vở,… Song chúng cũng có công dụng làm thuốc điều trị một số bệnh ở trẻ em.
1.Tên khác: Nhạy sách, Mọt sách, Thư trùng, Y ngư trùng, Mạt bạc, Con hai đuôi, Bạch ngư, Bích ngư, Y ngư,…
2.Tên khoa học: Lepisma saccharina L., Lepisma serricom Gray, Ctenolepisma villosa L., họ Nhậy sách (Lepismatidae). Bọ bạc thường gặp ở các giá sách cũ, chỗ ẩm thấp, hoạt động chủ yếu vào ban đêm.
3.Mô tả: Bọ bạc là loài côn trùng không cánh thường ở tủ sách, rương áo, trông giống con tằm con, đuôi chia đôi, toàn thân sắc trắng, đụng phải nó thì phấn dây ra, trứng hình bầu dục, dài 0. 8mm, màu trắng. Bọ bạc ăn carbohydrat có trong các hộp carton, giấy, keo.
4.Bộ phận dùng: Cả con phơi khô.
5.Thành phần hoá học chính: Protid, các chất khoáng.
6.Công dụng: Bọ bạc vị mặn, tính ấm, không độc, có công dụng lợi niệu thông lâm, khá phong giải độc và làm sáng mắt. Kinh nghiệm dân gian Trung Quốc cũng dùng bọ bạc để chữa bệnh lâm, tiểu tiện không lợi, trúng phong, trẻ em kinh giản, lở ngứa, mặt có màng.
7.Cách dùng, liều lượng: Ngày dùng 5 – 10 con, dùng trong hoặc dùng ngoài, dùng sống, dạng thuốc sắc, dạng bột, dùng riêng hay phối hợp các vị thuốc khác.
8.Bài thuốc:
8.1. Chữa tiểu tiện khó khăn: Bọ bạc, Huyết dư thán, Hoạt thạch mỗi thứ 1g, tán nhỏ, uống nửa thìa, ngày 3 lần.
8.2. Chữa trẻ em thiên điếu (mắt trợn ngược, chân tay co rút): Bọ bạc 10 con, dùng sữa mẹ nghiền với Bọ bạc cho trẻ uống.
8.3. Chữa bệnh cam: Bọ bạc 1 lạng, nước 3 lít, cho vào nồi đồng, sắc lấy 1 lít, ngày rửa 3 – 4 lần.
8.4. Chữa kinh giản: Bọ bạc 7 con, Trúc như 1 nắm, dùng 1 lít rượu sắc hai vị này, đem uống.
8.5. Chữa các vết ban đột phát: Bọ bạc 27 con, Phân chim cắt 50g, hai vị nghiền mịn, dùng mật trộn, đem bôi lên chỗ đau.
Lưu ý: Phụ nữ có thai không dùng Bọ bạc.