Phục Linh

  Thuốc bắc

Phục linh là nấm ký sinh trên rễ cây thông , tên khoa học là Poria cocos (Schw). Wolf thuộc họ nấm lỗ (polyporaceae)

Hình ảnh phục linh
Củ Nấm phục linh

1. Tên gọi: Bạch linh, phục linh, phục thần,伏苓,…

2. Tên khoa học: Poria cocos (Schw). Wolf thuộc họ nấm lỗ (polyporaceae)

3.Phân loại

Nấm Phục linh khô: khối không đều, lớn, nhỏ không đồng nhất, mặt ngoài màu nâu đến nâu đen, có nhiều vết nhăn rõ và lồi lõm. Thể nặng, rắn chắc. Mặt bẻ sần sùi và có vết nứt, lớp viền ngoài màu nâu nhạt, phần trong màu trắng, số ít có màu hồng nhạt. Có loại bên trong còn mấy đoạn rễ thông (Phục thần). Nấm phục linh không mùi, vị nhạt, cắn dính răng

Phục linh bì: là lớp ngoài Phục linh tách ra, lớn, nhỏ, không đồng nhất. Mặt ngoài từ nâu đến nâu đen, mặt trong màu trắng hoặc nâu nhạt. Chất tương đối xốp, hơi có tính đàn hồi

Phục linh khối: sau khi tách lớp ngoài, phần còn lại được thái, cắt thành phiến hay miếng, lớn nhỏ không đồng nhất, màu trắng, hồng nhạt hoặc nâu nhạt.

Xích phục linh: Là lớp thứ hai sau lớp ngoài, hơi hồng hoặc nâu nhạt.

Bạch phục linh: Là phần bên trong, màu trắng.

Phục thần: Là phần nấm Phục linh ôm đoạn rễ thông bên trong.

Hình ảnh phục linh
Phân loại phục linh

4. Phân bố và khai thác

Chủ yếu là ở Trung Quốc: Sản phẩm chính là An Huy, Hồ Bắc, Hà Nam và Vân Nam. Ngoài ra, Quý Châu, Tứ Xuyên, Quảng Tây, Phúc Kiến, Hồ Nam, Chiết Giang, Hà Bắc và những nơi khác cũng được sản xuất. Chất lượng sản phẩm tại Vân Nam tốt hơn, và sản lượng của An Huy và Hồ Bắc lớn hơn.

Ở Việt Nam đã phát hiện ở Đà Lạt nhưng chưa khai thác.

5. Bào chế

Từ tháng 7 đến tháng 9, đào củ nấm phục linh cả rễ, loại bỏ đất cát, chất đống cho ra mồ hôi.Sau đó, mang phơi ra chỗ thoáng gió để bề mặt se lại. Tiếp tục ủ vài lần cho đến khi khô nước và xuất hiện nhăn nheo bề mặt, phơi âm can đến khô.

Hoặc Phục linh tươi thái miếng và phơi âm can nơi thoáng gió.

Bảo quản nơi khô ráo, dễ mộc nên thường xuyên kiểm tra.

6. Thành phần hóa học

Đường (trong đó có pachymose là đường đặc hiệu), chất khoáng, các hợp chất triterpenoid; Beta-pachyman, beta-pachymanase, pachymic acid, tumulosic acid, 3-beta-hydroxylanosta-7, 9(11), 24-trien-21-oilic acid, chitin, protein, mỡ, gluco, sterol, histamin, lecithin, gum, lipase, choline, adenine.

7. Tác dụng dược lý

  1. Lợi tiểu cũng có báo cáo cho là tác dụng lợi tiểu không rõ, có thể do điều kiện nghiên cứu khác nhau.
  2. Tăng miễn dịch tăng chỉ số thực bào của phagocyte ở chuột.
  3. Kháng ung thư (do thành phần polysacharide của thuốc) do làm tăng miễn dịch cơ thể.
  4. An thần có tác dụng hạ đường huyết, bảo vệ gan và chống lóet bao tử.
  5. Kháng khuẩn: Nước sắc Phục linh có tác dụng ức chế đối với tụ cầu vàng, trực khuẩn đại tràng, trực khuẩn biến dạng. Cồn ngâm kiệt thuốc có tác dụng giết chết xoắn khuẩn.

8. Phục linh trong y học cổ truyền

Khí vị: Vị ngọt nhạt, tính bình, không độc, là loại âm trong dương dược.

Quy kinh: Thủ thiếu âm Phế, Túc Thiếu âm Thận, Thủ thái dương Tiểu trường, Túc thái âm Tỳ và Túc dương minh Vị.

Công năng: lợi thủy thảm thấp, kiện tỳ, an thần

Chủ trị: tiểu khó ít, phù, chứng đàm ẩm, tỳ khí hư nhược, hồi hộp, mất ngủ.

“Chủ trị khí nghịch ở ngực sườn, đờm nước trong cách mạc. Lo giận kinh sợ nóng lạnh phiên đầy, kết đau dưới vùng tim, họ nghịch miệng khô, thủy thũng đái rắt, ngũ lao thất thương, an thai, ấm lưng gối, sinh tân dịch, kiện tỳ, trừ đờm hỏa, bổ phế, lợi huyết thảm thấp, an hồn định kinh, khai vị đầy thèm ruột, trên thì thầm thấp của tỷ phế, dưới thì đuổi tà ở can thận, cho nên nó là vị chủ yếu để lợi thủy táo thấp, tiểu tiện gắt thì lợi mà tiểu tiện nhiều thì chỉ, đại tiện bón thì có thể thông, đại tiện nhiều thì có thể chỉ, nhất thiết các chứng tỳ vị bất hòa, thủy cốc không phân hóa, hàn nhiệt không yên định, nôn ói không hết được, bên trên có đờm hỏa, bên dưới có thấp nhiệt thì nên dùng”

(Dược phẩm vậng yếu- Hải Thượng Lãn ông y Tâm lĩnh)

Hợp dụng:

  • Mã đao làm sứ, ghét (tương ố) Bạch liễm, sợ (tương úy) Mẫu mông, Địa du, Hùng hoàng, Tần giao, Quy giáp.
  • Cho vào thang Tứ quân thì giúp Sâm Truật để thẩm thấp ở tỳ  
  • Cho thang Lục quân thì làm sứ cho vị Trạch tả để tiêu dư tà của thận.
  • Giúp cho Nhân sâm và các thuốc bổ đi xuống thì cũng giữ vững cho thận, Dùng với Cam thảo, Phòng phong, Thược dược, Tử thạch anh, Mạch môn thì chữa cả Ngũ tạng..

Kiêng kỵ: kỵ đồ chua, âm hư không có thấp nhiệt.

Liều dùng: 6 – 20g.

9. Tác dụng riêng của từng loại phục linh

Phục linh bì: Tính vốn nhạt mà thấm được chất thấp, màu sắc đen mà giống nước, cho nên dùng vào Ngũ bì thang để làm thuốc lợi thủy tiêu thũng.

Xích Phục Linh: Vào Tâm tỳ và tiêu trường công năng chuyên ta nhiệt lợi thủy, loại trắng thì có cả bổ, loại đó thì chuyện về tả, vì sắc trắng đi vào thủy (Nhâm Quý), đỏ thì châu vào hỏa (Bình Định), phá được chứng huyết kết, khí kết, vị nhạt, vào các kinh Túc thái âm, Thủ thiếu dương và Thủ thiếu âm.

Phục thần: Chuyên bổ tâm kinh, chủ chứng là hoảng hốt sợ hãi, giận dữ hay quên, trừ những điều không tốt, mở mang tâm trí, yên hồn phách, nuôi tinh thần, vì nó nhờ khí của cây tùng mà nhựa nhiều phát tiết ra ngoài để hình thành là Phục linh, ôm giữ lấy gốc rễ ở trong mà sinh ra là Phục thần, có nghĩa là nương tựa, làm ra tác dụng thu liễm thần khí là lấy sự yên tĩnh mà có thể yên

10. Ứng dụng lâm sàng

Lợi tiểu tiêu phù:

  • Ngũ linh tán (Thương hàn luận): Bạch linh, Bạch truật, Trư linh đều 10g, Trạch tả 12g, Quế chi 4g, tất cả tán bột mịn trộn đều. Mỗi lần uống 10g, ngày 2 – 3 lần hoặc sắc uống. Trị phù tiểu ít.
  • Bạch phục linh thang: Bạch phục linh, Trạch tả, Uất lý nhân đều 10g (Phục linh có thể 12g), sắc uống.

Trị tiêu chảy:

  • Hương sa lục quân (Hòa tễ cục phương): Đảng sâm, Bạch truật, Bạch linh đều 10g, Chích thảo 3g, Trần bì, Bán hạ, Gừng chế đều 5g, Mộc hương, Sa nhân đều 4g. Tất cả tán bột mịn trộn với nước Gừng táo làm thành viên bằng hạt đỗ xanh. Mỗi lần uống 4 – 8g, tùy tuổi. Trị tiêu chảy kéo dài do tỳ hư kết quả tốt.
  • Sâm linh Bạch truật tán (Hòa tễ cục phương): Đảng sâm (hoặc Nhân sâm), Bạch linh, Bạch truật, Hoài sơn, sao Đậu ván trắng, Hạt sen, Ý dĩ nhân đều 80g, Cát cánh, Sa nhân, Trần bì, Chích thảo đều 40g, trộn với nước sắc gừng táo vừa đủ làm thành thuốc bột hoặc viên với hồ bột gạo tẻ, mỗi lần uống 4 – 8g, ngày 3 lần. Trị tiêu chảy kéo dài.

Trị ung thư: Khoa ung thư Bệnh viện số 1 thị Phúc châu dùng polysacharid Bạch linh trị 70 ca ung thư các loại, một số có kết quả xạ trị, hóa trị và phẫu trị, nhận xét thuốc có tác dụng tăng sức, nâng chức năng miễn dịch, cải thiện chức năng gan thận, tăng hiệu quả của xạ trị đối với ung thư mũi họng (Tạp chí Trung tây y kết hợp 1985,2:115).

Trị mất ngủ:

  • Viên an thần: Phục linh, Phục thần, Đảng sâm, Xương bồ, Viễn chí, Long nhãn nhục, lượng bằng nhau, tán bột mịn Chu sa làm áo luyện mật làm hoàn, mỗi lần uống 10 – 20g vào chiều và tối trước lúc ngủ.
  • Toan táo nhân thang: Toan táo nhân, Phục Linh, Xuyên Khung, Tri Mẫu, Cam Thảo.

Suy nhược cơ thể

  • Tứ vật thang: Nhân sâm,Bạch Linh, Bạch truật, Cam Thảo.
  • Viên phục linh: Phục linh 250g, cám gạo mịn (hoặc bột lúa mạch) 60g, tán bột mịn, mỗi lần uống 10g, ngày 2 lần. Trị phù do cơ thể suy nhược, phụ nữ có thai.