Chứng Dương Nuy- Rối Loạn Cương Dương, Liệt Dương

  Đông y trị bệnh

Trong y học cổ truyền, rối loạn cương dương, liệt dương nằm trong chứng Dương nuy. Đây là một chứng hậu phức tạp, đòi hỏi sự chẩn đoán chính xác của thầy thuốc và sự nghiêm túc điều trị của người bệnh.

Hình ảnh Dương nuy
Ảnh minh họa

I.Tổng quan

1. Triệu chứng chung: Dương ủy (nuy) cũng gọi là Âm ủy (nuy), nam giới chưa qua tuổi 64, thiên quý chưa hết, dương vật không cương cứng hoặc có cương mà không cứng, hoặc cứng mà không bền khiến cho không tiến hành giao hợp được.

2. Nguyên nhân:

Theo y văn cổ:

Nếu do tuổi cao mà cơ năng sinh lý giảm sút như thiên Âm Dương ứng tượng đại luận viết: “Tuổi 60 thì âm nuy” thì đó là hiện tượng sinh lý bình thường, không thuộc bệnh lý.

Nuy luận viết: “Tư tưởng vô cùng, không được toại nguyện, ý dâm dục tỏa ra ngoài, nhập phòng thái quá, tông cân nhão ra, phát sinh cân nuy” Sách Hoàng đế Nội kinh Tố vấn tập chú viết: “Tiềm âm là nơi hội tụ của tông cân… nhập phòng thái quá thì tông cân nhẽo ra phát sinh âm nuy”, lại đem Âm nuy gọi là Cân nuy, nhưng Cân nuy là do “ Can khí nhiệt… Cân mạc khô thì gần căng mà co”phạm vi bao quát rất rộng, Cân nay có thể bao gồm cả Âm nuy, cho nên hai chứng này không ngang nhau.

Tóm lại,theo y học cổ truyền có 4 nguyên nhân:

  • Tuổi cao, thiên quý hết
  • Tình dục thái quá làm thận tinh hư tổn, chân âm bất túc
  • Hậu thiên hư tổn: tâm tỳ hư làm nguồn hóa tinh bất túc.
  • Thấp nhiệt

3. Chẩn đoán phân biệt với chứng Tảo tiết, di tinh

Tảo tiết, di tinh Dương nuy
khi có ý muốn giao hợp, dương vật còn khả năng cương cứng, nhưng vì phóng tinh sớm quá, sau khi phóng tinh vì dương vật mềm ngay không thực hiện được giao hợp bình thường nữa khi có ý muốn giao hợp dương vật lại không cương cứng
Nhẹ Nặng
Chứng cục bộ Chứng toàn bộ
phát triển lên dương nuy phát triển lên liệt dương

II. Các thể bệnh của chứng Dương nuy

1.Dương nuy do nguyên dương bất túc:

Triệu chứng: Có các chứng Dương nuy, âm lãnh, đau lưng, gối yếu, tai ù, tóc rụng, răng lung lay, sợ lạnh, tay chân lạnh, thể trạng gầy yếu đoản hơi, yếu sức, đầu choáng mắt hoa, sắc mặt trắng nhợt, lưỡi nhớt nhuận bịu hoặc có vết răng, mạch Trầm Tế bộ Xích Nhược.

Biện chứng: Nguyên dương còn gọi là chân dương, Đời nay phần nhiều cho rằng hóa của Mệnh môn tức là chân dương (Nghiên cứu về Thận). “ Qua lâm sàng, người bị bệnh Mệnh môn hỏa suy, thấy chứng bệnh phần nhiều là nhất trí với chứng bệnh Thận dương bất túc… có thể cho là Mệnh môn hỏa tức là Thận dương” (Trung y học cơ sở) Cho nên nguyên dương, chân dương, Mệnh môn hỏa, Thận dương trên thực tế có thể là cụm từ đồng nghĩa. Nguyên dương bất túc cũng tức là chân dương bất túc, Thận dương bất túc, mệnh môn hỏa suy (Loại kinh đô dực): “Mệnh môn với Thận, vốn cùng một khí ” Thận chủ nhị âm, Chư bệnh nguyên hậu luận- Hư lao âm nuy hậu viết: “Thận hư không làm tươi tốt cho âm khí cho nên dương nuy ”, ở đây nói Thận hư bất túc phần nhiều là chỉ Thận dương bất túc và cũng tức là Mệnh môn hóa suy. Sách Y quán viết: “Dương sự yếu, trước là Mệnh hỏa suy vậy”. Sách Cảnh Nhạc toàn thư- Tạp chứng mô cũng cho rằng: “Nam giới dương nuy không cương cứng, phần nhiều do Mệnh môn hóa suy… hỏa suy chiếm bẩy tám phần mười, mà hỏa thịnh chỉ có số ít”. Cho nên Dương nuy do nguyên dương bất túc có thể thấy những biểu hiện Thận dương bất túc như: lưng gối đau mỏi, tai ù, tóc rụng, răng lung lay, sợ lạnh, chân tay lạnh, đoản hơi, lưỡi nhạt, mạch Trầm.

Nguyên nhân: sắc dục thái quá, phòng thất vô độ, hoặc là do phú bẩm bạc nhược, tiên thiên bất túc mà lại phạm vào điều cấm phòng thất; hoặc là do trẻ tuổi phạm thói xấu thủ dâm, tàn phá thận khí gây nên.

Điều trị:

  • Pháp ôn bổ Thận dương
  • Phương Hữu quy hoàn, Tán dục gia giảm

Chú ý: chứng này tuy là chứng Mệnh môn, suy bất túc, nhưng trước tiên phải do tinh bị tổn Hư Thận âm cũng vì thế mà bất túc. Cảnh Nhạc toàn thư viết: “ Tinh thịnh thì dương cường, tinh suy thì dương nuy ”, vì vậy nói đúng ra nên thừa nhận là chứng âm dương đều bất túc, không nên câu nệ một mực biểu hiện là dương hư. Khi điều trị, chỉ nên ôn bổ mà hết sức tránh táo nhiệt, thang thuốc táo nhiệt tuy có thể tạm thu được hiệu ” quả nhất thời nhưng nó hao tổn, tinh huyết âm dịch, hậu quả không tốt. Khi điều trị trong thuốc ôn bổ nên kiêm cả những thuốc dưỡng âm điện tinh bổ huyết, có câu nói “ Khéo bổ dương, tất phải trong âm tìm dương, thì dương được âm giúp mà sinh hóa vô cùng” là theo ý đó, vì vậy sách Lâm chứng chỉ nam y án có viết : “ Bởi vì dương khí đã tổn thương, chân âm tất hao tổn, nếu chỉ đơn thuần dùng thuốc quá nóng táo sáp để bổ tất mang cái hại thiên thắng, nên dùng thêm các loại huyết nhục ôn nhuận mà điều hòa êm đềm.

Hình ảnh cân bằng âm dương
Âm dương mất cân bằng là nguồn gốc phát sinh mọi bệnh tật trong y học cổ truyền

2.Dương nuy do Tâm tỳ đều hư:

Triệu chứng: Nếu là Tâm Tỳ khí hư thì có chứng hồi hộp, đoản hơi, tự ra mồ hôi, sắc mặt ng bảng, thể trạng gầy yếu, tinh thần mỏi mệt, ăn uống giảm sút, bụng trướng, đại tiện nhão, lười nhạt, mạch Tế. Nếu là Tâm Tỳ huyết hư, có các chứng hồi hộp sợ sệt, dễ hoảng sợ, hay mộng, mất ngủ, sắc mặt trắng nhợt, gầy còm, mỏi mệt, lưỡi nhạt, mạch Tế. Nhưng nói chung thường gặp trên lâm sàng, phần nhiều là chứng khí huyết đều hư.

Biện chứng: Khí huyết ở Tâm bất túc, thì biểu hiện các chứng trạng hồi hộp, đoản hơi, tự ra mồ hôi, hay mộng, hay quên.. v… Tỳ khí bất túc thì biểu hiện sắc mặt trắng nhợt không tươi, thể trạng mệt mỏi yếu sức, gầy còm, kém ăn, đại tiện nhão, môi nhợt lưỡi trắng mạch Tế. Tâm tỳ khí huyết đã hư, nguồn sinh hóa hậu thiên bất túc thì tiên thiên Thần khí không đầy đủ, tinh khí của Thận bị suy giảm thì Thận dương không lấy gì làm cho ấm áp cho nên phát sinh dương nuy.

Nguyên nhân: dụng Tâm quá mức, Tâm Tỳ hao tổn ngấm ngầm gây nên.

Điều trị:

  • Pháp bổ ích Tâm Tỳ, nếu làm cho Tỳ Vị ở trung tiêu chí thịnh, nguồn sinh hóa hậu thiên dồi dào thì Tâm huyết đầy đủ, Thận khí thịnh dương sự cũng mạnh lên
  • Phương Quy Tỳ thang, Đại bổ nguyên tiễn gia giảm.

3. Dương nuy do hãi sợ hại Thận:

Điều trị: Có chứng sợ sệt không yên phần nhiều nghi ngờ dễ sợ, tinh thần sa sút, mất ngủ hay mê, bình thường dương vật còn có thể cương cứng nhưng khi sắp sửa giao hợp thì lo lắng không yên dẫn đến Dương nuy không cứng nữa, lưỡi và mạch thường là bình thường.

Biện chứng: Nội kinh- Kim qui chân ngôn luận có viết “ sợ thương Thận ”. Sách Nội kinh tri yêu chú giải : “ Sợ thì Dương nuy ”. Bản thân thiện lại nói : “ Hãi sợ mà không giải được thì thương tinh, tinh tổn thương thì mỏi xương nuy quyết ”. Sách Loại kinh chú giải “ Nuy là cái ủ rũ của dương nuy ”. Lúc bắt đầu, thường không có chứng trọng Thận khí bất túc, bệnh lâu ngày thì thấy xương nhức mỏi, chân tay lạnh và di tinh là những chứng trạng hư tổn bất túc, phát triển thêm một bước nữa có thể là nguyên dương bất túc, chứng Dương nuy.

Nguyên nhân: hãi sợ mà bị cho nên sợ sệt không yên, hồi hộp không yên, mỗi khi nhập phòng thì nghĩ ngợi dồn dập dẫn đến dương nuy không cương cứng

Điều trị:

  • Pháp an thần định chí
  • Phương Đình chỉ hoàn gia giảm.

4.Dương nay do thấp nhiệt dồn xuống:

Triệu chứng: Có chứng Dương nuy kiêm cả bộ phận sinh dục ẩm ướt hoặc đau ngứa, tiểu tiện sen đỏ, rêu lưỡi vàng hoặc dầy, mạch Huyền hoặc Sác.

Biện chứng: Thể trạng người bệnh béo mập nhiều thập cộng thêm ăn uống nhiều món nồng hậu hoặc nghiện rượu chè dẫn đến dương minh bị thấp nhiệt nung nấu ở trong, “ Dương minh hư thì tôn cân lỏng nhão ” (Nuy luận) không những dương nuy không cương cứng mà đến chi dưới cũng nặng nề mềm yếu hoặc kiểm chứng ra mồ hôi ở bộ phận sinh dục, đau và ngứa, tiểu tiện sen đỏ, rêu lưỡi vàng, mạch Huyền

Nguyên nhân: ăn uống quá mức, lười vận động

Điều trị:

  • Pháp thanh nhiệt thắng thấp
  • Phương: Sài hồ thắng thấp thang hoặc Long đởm tả can thang gia giảm
Hình ảnh chứng Dương nuy
Các bài thuốc y học cổ truyền có tác dụng điều trị chứng Dương nuy

III. Kết luận

Dương nuy là chứng hư chứng thì nhiều mà thực chứng thì ít. Thực chứng dễ chữa. Hư chứng khó chữa. Trong hư chứng thì loại Dương nay do nguyên dương ở Hạ tiêu bất túc chiếm phần nhiều; điều trị nên ôn bổ thận dương, dùng thêm các loại dưỡng âm sinh tinh bổ huyết để thu công từ từ mới có hiệu quả. Còn như tư lự tích luỹ lâu ngày, tinh huyết hư hao từ bên trong dẫn đến chứng Dương nay do Tâm Tỳ đều hư thì nên bổ ích Tâm Tỳ.

Thấp nhiệt dồn xuống thuộc Thực chứng, dùng loại thuốc thanh tiết thấp nhiệt không nên uống kéo dài, trúng bệnh ngừng ngay nếu không thì dễ phát sinh bằng giá mai phục, mang tai vạ âm hàn thịnh ở trong. Đời này hay dùng thuốc loại trùng để chữa Dương nuy thuộc Hư chứng như Thù phong hoàn… hiệu quả cũng vừa ý.