Chứng Không Phóng Tinh

  Đông y trị bệnh

I. Khái niệm

Không phóng tinh là chỉ mỗi khi nhập phòng tinh dịch không bài tiết ra: bệnh nhẹ còn có thể chảy ra chút ít tinh dịch, nặng thì hoàn toàn không bài tiết tý nào. Đây là chứng bệnh, nguyên nhân thứ nhất mà nam giới không sinh sản.

Hình ảnh Bất lực
Không phóng tinh- nguyên nhân đầu tiên nam giới không sinh sản

II. Chứng hậu thường gặp

1. Không phóng tinh do âm hư hoả vượng: Khi nhập phòng không có quá trình phóng tinh hoặc chỉ chảy ra chút ít tinh dịch. Dương vật dễ cương cứng, ống sáo trướng đau, mộng di hoạt tinh, phiền táo tiểu tiện đỏ, táo bón, miệng khô, lưỡi đỏ, mạch Tế Sác.

2. Không phóng tinh do ứ huyết nghẽn trệ: Có chứng khi nhập phòng không phóng tinh, tính tình trầm mặc dễ cáu giận, ngực khó chịu, đau bộ phận sinh dục, lưỡi tía hoặc có nốt ứ huyết, rêu lưỡi mỏng, mạch Trầm Sắc.

III. Phân biệt

Nguyên nhân hai chứng đều do phòng thất không điều độ gây nên .

Loại không phóng tinh do âm hư hoả vượng do Thận âm khuy tổn, âm hư hoả vượng, tướng hoả động sằng dẫn đến dương vật dễ cương cứng thậm chí cứng mãi không mềm, hoặc mộng di hoạt tinh, kiêm các chứng khô miệng, tiểu tiện đỏ, lưỡi đỏ, mạch Tế Sác là những chứng trạng do âm hư hoả vượng. Điều trị nên tư âm tả hoả , dùng phương Khảm ly ký tế thang hoặc Tri bá địa hoàng hoàn gia giảm.

Loại không phóng tinh do ứ huyết nghẽn trệ là do tích bệnh lâu ngày, khí trệ huyết ứ, ứ nghẽn ống tinh cho nên không bài tiết ra tinh dịch, cảm thấy bộ phận sinh dục trướng đau và các chứng trạng ngực khó chịu, dễ cáu giận, lưỡi tía, mạch Trầm Sắc, đó là do khí trệ huyết ứ gây nên “Thận chứa tinh, sinh tuỷ, não là tuỷ hải điều trị não tức là trị Tâm, Tâm chủ huyết mạch, mạch là phủ của huyết” cho nên điều trị cần hoạt huyết hóa ứ, có thể chọn dùng Huyết phủ trục ứ thang gia Sà sàng tử, phỉ thái tử làm mạnh dương đạo “Sơ tiết khí huyết, khiến cho điều đạt mà dẫn đến hoà bình” (Thượng Hải Lão Trung y kinh nghiệm tuyển biên- Nhan Đức Hinh y thoại).

Nguyên nhân căn bản chứng không phóng tinh là do phòng thất không hạn chế gây nên hao thương, Thận khí. Nếu âm hư hoả vượng thì tư âm để giáng hoả. Nếu ứ huyết nghẽn trệ là bản hư mà Tiêu thực, điều trị nên trừ ứ huyết đồng thời kiêm bổ Thận khí.

Lý Ngọc Lâm – Vương Dục Học