Thổ phục linh có tác dụng giải độc rất tốt, thường dùng trong các bệnh vẩy nến, viêm da cơ địa,… lại có tác dụng trừ phong thấp, lợi gân cốt phù hợp điều trị các bệnh đau lưng, đau do phong thấp,…
Tên gọi Thổ phục linh
Tên gọi: Cây khúc khắc, củ kim cang, sơn kỳ lương, dây chắt, dây khum, cậm cù, khau đâu (Tày), mọt hoi đòi (Dao), tơ pớt (Kho)…
Tên khoa học: Smilax glabra Roxb Họ: hành tỏi Liliaceae
Mô tả cây Thổ phục linh
Thổ phục linh thuộc dòng cây thân leo, sống lâu năm. Thân dài từ 4-5m, có nhiều cành. Cành Thổ phục linh nhỏ, mềm, lá mọc so le trên cành, hình trứng hoặc thuôn trái xoan, dài từ 5-11cm, rộng 3-5cm. Khi lá khô có màu hạt dẻ rất đặc biệt. Cuống lá có tua cuốn mỏng và dai do một số lá biến đổi.
Hoa mọc từ tháng 5-6, ở kẽ lá. Hoa gần như không có cuống, màu vàng nhạt. Hoa đơn tính, hoa cái và hoa đực đều có bầu hình cầu nhưng hoa đực có thêm lá đài hình tim.
Quả hình cầu ra vào tháng 8-12 có 3 khoang chứa hạt. Quả khi chín màu đen.
Phân bố và thu hoạch cây Thổ phục linh
Phân bố:
- Việt Nam: Lạng Sơn, Quảng Ninh (đảo Ba Mùa), Bắc Thái, Hà Bắc, Vĩnh phúc, Hoà Bình, Hải Dương, Ninh Bình, Nghệ An, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam ,Đà Nẵng, Khánh Hoà (Nha Trang), Kontum, Gia Lai, Lâm Đồng, Bình Thuận.
- Trung Quốc: Chủ yếu được sản xuất tại Quảng Đông, Hồ Nam, Hồ Bắc, Chiết Giang, Tứ Xuyên, An Huy và những nơi khác như Phúc Kiến, Giang Tây, Quảng Tây, Giang Tô và những nơi khác.
Thu hoạch: Có thể thu hoạch quanh năm, song thu hoạch vào mùa thu đông cho chất lượng cao nhất.
Bào chế và bảo quản dược liệu Thổ Phục linh
Cách bào chế: Theo kinh nghiệp Việt Nam:
- Rửa sạch, ủ hai ba ngày cho mềm, thai hoặc bào mỏng độ 2 ly. Phơi khô
- Nấu thành cao lỏng ( 1ml = 5g dược liệu ).
- Làm bột: Rửa sạch, ủ mềm, giã nhỏ, hoà với nước rồi chắt lấy nước, để lắng, gạn lấy bột, làm nhiều lần như vậy Bột đem sấy khô
Bảo quản: Cần chống mọt, mốc. Năng phơi sấy.
Thành phần hóa học có trong dược liệu Thổ phục linh
Thành phần hóa học: Thân rễ chứa astilbin, engeletin, axit 3-O-caffeoylshikimic, axit shikimic, axit ferulic, -Sitosterol, glucose.
Tác dụng dược lý:
1. Tác dụng chống ung thư
- Tác dụng gây ung thư hóa học bàng quang ở chuột Chuột Wistar nữ, nặng 70-110g, chất gây ung thư NJ-N (4-hydroxybutyl) nitrosamine (BBN), trong thí nghiệm Dung dịch gốc BBN được pha chế thành dung dịch 36% với 20% ethanol. Nhóm đối chứng bình thường: dưới gây mê nông bằng ether, 0,25 ml dung môi (20% ethanol) là transcatheter ig, hai lần một tuần trong tổng cộng 12 tuần. Nhóm kiểm soát bệnh lý: 36% dung dịch BBN 0,25ml (90mg) ig hai lần một tuần với tổng số 12wk, tổng liều BBN mỗi con chuột là 2,16g. Nhóm Tu Fuling: Điều trị BBN giống như nhóm kiểm soát bệnh lý và họ được cho ăn theo chế độ ăn có chứa 120 g bột Tu Fuling mỗi 1 kg. Vào cuối thí nghiệm wk30, các con vật đã bị hy sinh, và bàng quang, niệu quản, xương chậu thận, thận, gan và lách được đưa đi kiểm tra mô học. Kết quả cho thấy nhóm Tu Fuling không có tác dụng ức chế rõ ràng đối với sự xuất hiện của khối u bàng quang BBN và khối u tế bào vảy nhiều hơn đã xảy ra. Vì vậy, cần thận trọng khi sử dụng sản phẩm này để ngăn ngừa khối u bàng quang.
- Tác dụng đối với Aflatoxin B1 Ung thư tế bào gan gây ra ở chuột Chuột Wistar ở tuổi 8wk, ipAFB1 (280ug / kg, 6 lần / wkx2) được sử dụng làm tác nhân khởi phát ung thư gan. Sau 2wk, một quy trình thúc đẩy ung thư đã được thực hiện: những con chuột được cho ăn 0,01% 2-acetaminopyrene (2AAF) cho 2wk, và ở cuối wkl, gan giữa và thùy bên trái của chuột đã được cắt bỏ. Sau 10 ngày, chuột được đặt vào cổ và gan được lấy để nhuộm r-glutamyl transpeptidase (r-GT). Chuột ăn từ 10 ngày trước khi tiêm AFB1 và kết thúc 3 ngày sau khi tiêm AFB1. Do đó, các tế bào gan dương tính nhuộm r-GT đã được tìm thấy ở những con chuột bị tổn thương tiền ung thư gan và số lượng tổn thương ở nhóm Tu Fuling (377,7 g / kg trong thức ăn) cũng nhỏ hơn một chút so với nhóm đối chứng. Có ý kiến cho rằng Tu Fuling có giá trị thực tiễn nhất định để phòng ngừa ung thư gan.
2. Tác dụng giải độc của gossypol bằng cách sử dụng thuốc Poria cocos (thuốc sắc: tương đương với 1g và 0,5g thuốc thô mỗi con chuột mỗi ngày), pha chế dipocoporia (liều: tương đương 1g và 2g thuốc thô), flavonoid thô . kg, quan sát giải độc. Kết quả là, thuốc sắc của Poria cocosa, pha loãng rượu và flavonoid thô đều bị ngộ độc gossypol cấp tính và bán cấp (P <0,05, P <0,001 và P <0,001). Ngộ độc gossypol nói chung có thể được đối kháng với sắt sulfate, nhưng có thể ảnh hưởng đến hiệu quả chống vi trùng. Chiết xuất của Poria cocos có tính đối kháng của độc tính gossypol mà không ảnh hưởng đến tác dụng ức chế tinh trùng của gossypol trên chuột đực.
Thổ Phục Linh trong y học cổ truyền
Khí vị: Ngọt, nhạt, tính bình không độc
Quy kinh: Túc Quyết âm Can, Túc Thiếu âm Tỳ, Túc Dương minh Vị
Công năng: kiện tỳ vị, cường gân cốt, trừ phong thấp, lợi cơ khớp, cầm tiêu chảy, trị cốt thống, ung nhọt độc, giải độc thủy ngân
Chủ trị: chứng giang mai, ung chàm lở, nhiệt lâm,xích bạch đới, đau nhức xương khớp, trúng độc thuỷ ngân
Kiêng kỵ:
- Nước trà: uống chung gây rụng tóc
- Can thận hư không sang độc thì không nên dùng
- Tỳ vị hư hàn
Chú ý: Thận trọng khi dùng Thổ phục linh với
- Sử dụng cho phụ nữ có thai, đang cho con bú
- Các dòng thuốc tân dược bị đào thảo qua nước tiểu
- Người bị hen phế quản hay các bệnh đường hô hấp
Liều lượng: 8-60g
Ứng dụng lâm sàng của Thổ Phục Linh
1.Điều trị viêm da cơ địa, mẩn ngữa, mề đay, chàm da:
Thành phần: Thổ phục linh 30g , ké đầu ngựa 15g , kim ngân hoa 20g.
Cách dùng: Tán bột, ngày uống 2 lần, có thể dùng để đắp ngoài.
2. Vảy nến
- Thổ phục linh 80g, cải trời 120g đun với nửa lít nước, cô còn 3 chén, ngày uống 3 lần
- Thổ Phục linh, Hà thủ ô, Huyền sâm, ké đầu ngựa khối lượng bằng nhau, ngày dùng 1 thang chia 2 lần.
3. Giang mai
- Thổ phục linh, Kim ngân hoa mỗi thứ 20 – 40g, Bạch tiên bì, Uy linh tiên, Cam thảo mỗi thứ 12g sắc uống.
- Thổ phục linh hợp tể: Thổ phục linh 60 – 120g, Thương nhĩ tử, Bạch tiên bì mỗi thứ 15g, Cam thảo 3 – 9g, sắc nước chia 3 lần uống. Một liệu trình 30 ngày
4. Mụn nhọt: dùng kết hợp Thổ phục linh với Kim ngân hoa, Liên kiều, Hạ khô thảo,…
5. Lợi tiểu: Độc vị Thổ phục linh, sắc uống.
6. U nang buồng trứng:
Thành phần: Thổ phục linh 30g, Hoàng bá 15g, hạ khô thảo 15g, xuyên sơn giáp 10g, hải tảo 15g, mẫu lệ 30g, hương phụ 15g, đương quy 15g, đan sâm 15g, trạch tr 15g, ngưu tát 10g.
Cách dùng: ngày sắc 1 thang chia 2 lần.
7. Đau thần kinh tọa:
Thành phần: Thổ phục linh 30g, Dây đau xương 20g, Tang ký sinh 20g, 10g Cốt toái bổ.
Cách dùng: ngày 1 thang, sắc nươc suống trong ngày.