Cúc Tần

  Thuốc nam

Cúc tần là loài cây được nhiều người biết đến, từ lâu đời cây đã được dùng để làm thực phẩm và làm thuốc điều trị nhiều bệnh như sốt xuất huyết, đau lưng, cảm mạo,…

Hình ảnh cây cúc tần
cây cúc tần

1. Tên khác: Từ bi, đại ngải, hoa mai não, băng phiến ngải, co mát (Thái), phặc phà (Tày).

2. Tên khoa học:  Pluchea indica (L.) Less.- Baccharis indica L. Họ Cúc Asteraceae

3. Bộ phận dùng: Toàn cây.

4. Nơi sống và thu hái: Có mặt khắp nơi ở Việt Nam. Thu hái vào mùa hè, thu.

5. Bào chế và bảo quản: đem rửa sạch, dùng tươi hoặc phơi trong bóng râm đến khô.

6. Thành phần hóa học:

Trong lá cúc tần có chứa tinh dầu,thơm mùi ngải cứu, có thành phần chính gồm bornéol, camphor, cinéol, limonen, acid palmitic, acid myristic và các sesquiterpen alcol…

Xem thêm: Cây thuốc Thông Thảo là cây gì? Có tác dụng gì khi chữa bệnh?

Ngoài ra trong cây cúc tần còn chứa 18 chất triterpen như: Erythrodiol, acid hedragonic, acid maslinic, acid ajunolic, acid asiatic, acid hydroxyasiatic… Các chất có tác dụng chống dị ứng như: acid rosmarinic, astragalin, nicotinflorin bauerol… và các flavonoid như: trihydroxy flavon, tetrahydroxy flavon…

100g cúc tần tươi có 5,7g protit, 1g lipit, 5,1g xenluloza, 2,3g tro, 179mg Canxi, 2,3mg P, 0,5mg Fe, 4,6g caroten, 15mg vitamin C.

Hình ảnh hoa cúc tần
Hoa cúc tần

7. Cúc tần trong y học cổ truyền

Khí vị: cay, đắng, tính ôn

Công năng:   khu phong, trừ thấp, hoạt huyết, tiêu ứ, sát trùng, tiêu thũng, tiêu đàm, hạ áp, thông kiếu, tán uất hỏa.

Chủ trị: cảm sốt, cúm, ho, ăn không tiêu mà đau bụng, bó chữa gãy xương, lở loét, sưng đau, mất ngủ, tâm thần kích thích, phù nề, viêm xoang.

Kiêng kỵ: Dị ứng với tinh dầu

Liều dùng: 4-16g. sắc uống; có thể dùng để đắp ngoài.

8. Ứng dụng lâm sàng

8.1. Chữa viêm sỏi đừng tiết niệu và chứng phù do thận hư bài thuốc của Lương y Trần Sỹ: Chữa đái gắt, đái buốt, đái ra máu, đái ra sỏi nhỏ, đái đục, đau lưng.

– Lá Cúc tần 20g khô.

– Rau ngổ khô (hay 100g tươi)

– Hoạt thạch 05 g.

Gia giảm có kèm thêm các chứng

Suy nhược da: Đảng sâm 10g, Hoàng kỳ 10g, Sinh địa 10g.

Viêm Bàng 1uang gia: Kim Ngân hoa 10g, Rau Tần dày lá (Húng chanh) 10 – 20 lá.

Tiểu rắt buốt nhiều gia: Rễ tranh (khô) 10g, Xa tiền tử 10g

Phù do thận hư gia: Huỳnh kỳ 15g, Sanh địa 15g, Trạch tả 10g, Cây Chó đẻ răng cưa 10g.

Cho tất cả vào ấm, đổ 2,5 lít nước, nấu làm nước uống cả ngày như nước trà. Hay Sắc uống. Trẻ em tuỳ tuổi mà gia giảm, thường thì dùng 1/3 liều lượng của người lớn và sắc cô lại cho uống nhiều lần. Có thể bào chế làm dạng trà, để pha nước uống hàng ngày.

8.2. Bài thuốc chữa viêm thấp khớp

Bài thuốc của HTX Chùa Bộc – Hà Nội: Lá đại bi 200g, rễ cà gai leo 100g, thủy xương bồ 10g, củ sả 100g, lá chanh 50g. Nấu thành 1 lít cao, thêm 300 ml siro đường. Uống lần 20ml, ngày 2 lần.

Bài thuốc dân gian Dùng rễ Cúc tần 15-20g, sắc nước uống. Có thể phối hợp với rễ Trinh nữ 20g, rễ Bưởi bung 20g, Đinh lăng 10g, Cam thảo dây 10g, sắc nước uống.

8.3. Bài thuốc Nắn bó gãy xương, bong gân sai khớp của Mế Lịch, huyện Mai Châu – Hòa Bình:

Thuốc đắp gồm:Lá cúc tần, cây mã đề, củ gừng gió, vỏ cây gạo (co ngứu). Mỗi thứ 1 nắm, giã nhỏ, xao nóng.

Đầu tiên xử lý sạch sẽ vết thương, sát trùng, tiếp theo nắn cho xương vào vị trí cũ,  rồi đắp thuốc vào chỗ đau, nẹp cố định, băng bó lại. Ngày thay thuốc 2 lần.

8.4. Chữa đau đầu do stress: Canh cúc tần óc lợn

Nguyên liệu: Cúc tần 50g, hoa cúc trắng 50g (xé nhỏ), đu đủ vừa chín tới 100g, óc lợn 100g.

Chế biến: Cho cúc tần, hoa cúc trắng, đu đủ vào nồi, thêm 1 lít nước đun sôi. Sau đó cho óc lợn vào đun thêm 20 phút cho nhừ là ăn được. Ăn nóng trước bữa cơm, 2 lần/ngày, ăn liền 1 tuần.

8.5. Chữa ho do viêm khí quản Cháo cúc tần thịt lợn băm

nấu cháo bằng cúc tần già, gừng tươi, cắt và thịt lợn nạc băm nhuyễn. Ăn nóng khi đói, ngày 3 lần, ăn liên tục 3 ngày sẽ đỡ.

8.6. Cảm sốt, nhức đầu, ho, không có mồ hôi

Dùng Cúc tần, lá Sả, lá Chanh, sắc xông và uống nóng, đắp chăn cho ra mồ hôi.