Âm Địa Quyết

  Thuốc nam

(Botrychium ternatum)

Âm địa quyết là một vị thuốc nam quý được sử dụng lâu đời với nhiều công dụng như thanh nhiệt, diệt khuẩn,…

Hình ảnh Âm địa quyết
Âm địa quyết (dương xỉ)

Âm địa quyết là cây dương xỉ nhỏ cao từ 15cm tới 40cm, thân mềm mọc thẳng, ngắn. Cuống lá dày, nạc, dài khoảng 9cm. Lá phiến hình tam giác chẻ lông chim, mọc đối nhau, không có lông. Phần thụ phấn hình trụ chứa bào tử. Bào tử không màu, có 4 cạnh, hình tròn

1. Tên gọi khác:  Bối Xà Tinh, Xà Bất Hiện, Đơn Quế Di Tinh Thảo, Độc Cước Cao, Độc Lập Kim Kê, Hoa Quyết, Lương Kỳ Tế Tân, Nhất Đóa Vân, Phá Thiên Vân, Tán Huyết Diệp, Tiểu Xuân Hoa, Điếu Trúc Lương Chi, Lương Chi Thảo.

2.Tên khoa học: Botrychium Ternatum Sw.n Họ Ophioglossaceae.

3. Bộ phận dùng: Thân cây

4. Nơi sống và thu hái: có nhiều ở miền Bắc: Sapa, Thái Nguyên, Hòa Bình và vùng Đà Lạt, Tây Nguyên.

5. Phương pháp bào chế và bảo quản: Thu hoạch vào mùa xuân, hè. Thu hái cây, rửa sạch, phơi khô.

6. Thành phần hóa học:

chứa luteolin, ternatin.

7. Tác dụng dược lý:

Ternatin là hoạt chất chiết được từ thân rễ âm địa quyết có khả năng ức chế tác dụng gây độc tế bào do các virus DMA và RNA và làm giảm nhiễm virus. Trong các virus thử, ternatin có hoạt tính chống virus DNA mạnh hơn, đặc biệt là adenovirus. Hiệu quả còn mạnh hơn đối với virus trần, không có vỏ, đặc biệt là virus bại liệt (poliovirus).

Hình ảnh âm địa quyết khô
Âm địa quyết khô

8. Âm địa quyết trong y học cổ truyền

Khí vị: Ngọt, đắng, hàn, không độc.

Quy kinh: Túc quyết âm Can, Túc Dương Minh Đởm.

Công năng: Thanh niệt,trấn can, tán kết.

Chủ trị:

  • Trị thủng độc, phong nhiệt
  • Lợi bàng quang. Trị đầu choáng váng, não đau
  • Trị sưng nóng do phong nhiệt
  • Trấn khái, giải nhiệt, khứ phong. Trị cảm mạo, thương phong,  nôn ra máu
  • Trấn Can hỏa, minh mục, tiêu tán ế mạc
  • Trị Thận và Phế bệnh gây ra nôn ra máu, trừ màng mộng, âm (trưng) hà, bên ngoài đắp trị mụn nhọt

Kiêng kỵ: Âm hư hỏa vượng.

Liều dùng: 4-16g. sắc uống; có thể dùng để đắp ngoài.

9. Ứng dụng lâm sàng

  1. Trị hư khái ( ho do hư yếu) : Âm địa quyết 8-20g, chưng với thịt nạc cho nhừ, ăn.
  2. Trị nôn ra máu, vùng sườn và hoành cách mô có hư nhiệt: Âm địa quyết, Tử hà xa, Quán chúng (bỏ lông và đất), Cam thảo (nướng), đều 20g, nghiền nát. Mỗi lần dùng 12g, nước 1 bát, sắc còn 7 phân, bỏ bã, uống
  3. Trị mắt lẹo: địa quyết (lá), giã nát, vắt lấy nước cốt nhỏ vào mắt
  4. Trị nhiệt khái ( ho do nhiệt) : Âm địa quyết 8-20g, thêm Bạch la bặc và Đường, sắc uống [Nếu không có La bặc, có thể chỉ dùng Đường]
  5. Trị ho gà: Âm địa quyết ( để sống, xé ra), Thỏ nhĩ phong, đều 20g. Sắc uống với mật ong +Trị ho ra máu do Phế bị nhiệt : Âm địa quyết (tươi), Phượng vĩ thảo (tươi), mỗi vị 40g. Sắc uống với nước.
  6. Trị dương giản phong: Âm địa quyết 12-20g, sắc thành nước trà
  7. Trị sang độc, phong độc: Âm địa quyết 8-12g, sắc uống
  8. Trị mắt có màng, mây: Âm địa quyết , chưng với gan gà, ăn
  9. Trị trẻ nhỏ bị kinh phong: Âm địa quyết 12g, sắc uống sáng và tối

Tham khảo đầy đủ các thông tin về dược liệu khác tại đây: https://duoclieuvietnam.vn/