Di Đường

  Thuốc nam

Di Đường là tên dược phẩm của kẹo Mạch nha làm từ gạo nếp và lúa mầm, tạo ra qua quá trình lên men sinh học, thủy phân tinh bột thành đường.

Hình ảnh Di đường
Di đường- kẹo Mạch nha

1.Tên gọi: Di đường, Đường, Kẹo mạch nha, Kẹo Mầm, Kẹo Mạch.

2. Tên khoa học: Saccharum granorum.

3. Mô tả: Ở Trung Quốc người ta thường dùng các loại lương thực như gạo lúa mạch, hạt dẻ, hạt bắp, hạt Ý dĩ…trong đó hàm chứa chất bột lọc, ngấm qua nấu chín, rồi cho mầm lúa mạch vào làm lên men thành chất đường gọi là Di đường.

4. Phân bố:

Việt Nam: Nghĩa Bình (Quảng Ngãi), Nghĩa Đô (Hà Nội) và một vài nơi khác trong nước Việt Nam.

5. Bào chế và bảo quản

Bào chế theo kinh nghiệm dân gian: trước hết làm mầm thóc rồi cho mầm thóc tác dụng lên trên gạo đã nấu chín, sau đó bắc lên lửa cô đặc sẽ thành đường mạch nha.

  • Làm mầm thóc: Lấy thóc tẻ hay nếp ngâm thóc cho ấm đều, sau đó cho vào thùng, đậy chiếu thật kín. Tưới hàng ngày để giữ độ ẩm. Khi nào thóc nầy mầm dài tới 2-3cm, có vài hạt chớm ra lá xanh thì đeam ra phơi (hay sấy từ 60-700C) rồi tán bột tán luôn cả vỏ trấu.
  • Tác dụng mầm trên gạo nếp. Lấy gạo nếp đem nấu cháo hoặc nấu xôi (nếu nấu cháo thì phải nấu loãng, nếu nấu xôi thì phải thêm nước vào xâm xấp hơi loãng). Đợi khi cháo giảm nóng chừng 700C thì cho bột mầm thóc đã có ở trên vào, nếu là xôi thì thêm nước nóng vào (thường cho vào sôi 3 phần nước sôi và một phần nước lạnh, thường nhiệt độ chừng 700C). Giữ nhiệt độ ấy trong vòng 12 giờ bằng cách ủ vào trấu hay chăn bông (thường ủ tối hôm nay thì sáng mai lấy ra) đặc biệt phải giữ ở nhiệt độ 70-750C, nếu thấp hơn thì sẽ bị chua đi.
  • Lọc và cô đặc: Sau giai đọan 2 thì men đã tác dụng, lọc bỏ bã đi rồi cô lại cho đặc (cứ 1,4 kg gạo nếp, 100g mầm thóc, thì cho ra 1kg kẹo mạch nha. Đặc biệt sao khi ủ ra phải lọc ngay, nếu chậm sẽ bị chua.

Bảo quản: đựng trong hộp kín, tránh ánh sáng trực tiếp.

6. Thành phần hóa học: Maltose 89,5%, protein, chất béo, vitamin B2, vitamin C, niacin, v.v.

7. Di đường trong y học cổ truyền

Khí vị: Vị ngọt, tính ấm.

Quy kinh: Thủ Thái âm Phế, Túc Thái âm Tỳ.

Công năng: Bổ trung ích khí, kiện Tỳ, nhuận Phế. Giải độc Phụ tử và Thảo ô đầu.

Chủ trị: Trung tiêu hư hàn, Phế táo sinh ho

Kiêng kỵ: Thấp nhiệt nội uất và đầy bên trong ói ngược cấm dùng.

Hình ảnh di đường
Di đường cứng

Chú ý: Mạch nha chia làm 2 loại loại mềm và loại cứng. Loại mềm là một dịch thể dẻo quánh màu vàng nhạt rất dẻo dính. Loại cứng màu vàng nâu do mạch nha mềm khuấy vào không khí ngư kết lại mà thành, tạo thành bánh đường màu trắng nhiều lỗ. Hai loại đều có vị ngọt, khi dùng làm thuốc chọn loại mềm tốt hơn.

Liều lượng: 4-40g. Dùng để ăn hoặc pha vào nước

8. Ứng dụng lâm sàng

8.1.Trị mót rặn do hư lao, hồi hộp chảy máu cam, đau trong bụng, mộng tinh tiết tinh, tay chân đau nhức ê ẩm, nóng tay chân, họng khô miệng ráo:

Quế chi, Cam thảo, Đại táo, Thược dược, Sinh khương, Di đường, Năm vị trước sắc bỏ bã xong bỏ di đường vào khuấy tan, uống nóng (Tiểu Kiến Trung Thang -Kim Quỹ Yếu Lược).

8.2. Trị các chứng dương hư, âm hàn thịnh, vùng ngực lạnh đau, ăn uống kém, nhức đầu hoặc đau bụng âm ỉ, đại tiện lỏng do hàn ẩm tích ở trong.

Bài thuốc: Thục tiêu 12g, can khương 16g, nhân sâm 8g, di đường 80g. Sắc uống.

8.3.Trường hợp các chứng hư nhược, lý cấp, đau bụng thích chườm nóng hoặc dương hư phát nhiệt gây phúc thống hoặc vùng ngực máy động.

Bài thuốc: Thược dược 24g, quế chi 12g, sinh khương 12g, cam thảo 4g, đại táo 12g, di đường 80 g, hoàng kỳ 10g. Sắc uống.

8.4.Chữa phụ nữ sau đẻ, người suy yếu, bất túc, bát mạch hư suy, bụng đau lâm râm, thiểu khí hoặc bụng dưới đau cấp lan ra sau lưng, không ăn uống được.

Bài thuốc: Đương quy 12g, thược dược 24g, quế chi 12g, sinh khương 12g, cam thảo 4g, đại táo 12g, di đường 80g. Sắc uống, ngày một thang, uống ấm, trước bữa ăn.

8.5.Trường hợp hư lao, bụng đau thích xoa, thích chườm ấm lưỡi nhợt, mạch tế hoặc tâm quý hư phiền, không yên, lòng bàn tay, bàn chân nóng, tê mỏi.

Bài thuốc: Bạch thược 12g, quế chi 6g, sinh khương 4g, cam thảo 4g, đại táo 12g, di đường 40g, sắc uống.